Cách đây gần 20 năm, ông Tâm khi ấy đã về hưu, chỉ còn dạy môn tiếng Anh tại nhà, đã mài mò làm những con vật, đồ vật từ nhiều vật liệu để minh họa cho các bài giảng. Sau nhiều lần vận dụng, ông nhận thấy vỏ trứng là vật liệu thú vị để có thể sáng tạo ra nhiều mô hình độc đáo hơn.
Ông Tâm say mê kể chuyện lịch sử về Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu chơi đánh trận giả. Ảnh: MINH TÂM
Và cứ độ dịp tết đến xuân về, ông giáo già lại mài mò, sáng tạo một con linh vật tượng trưng cho năm đó.
Năm 2021 là năm Tân Sửu, ông Tâm sáng tạo những mô hình trâu vàng từ vỏ trứng. Đây là cặp đôi trâu vàng được ông sáng tạo với cái đầu lắc lư rất đáng yêu. Ảnh: MINH TÂM
Để làm được con trâu, ông Tâm đã tìm những vỏ có hình dạng giống con trâu, tức là đại khái cái đầu phải kiếm quả trứng dài thì dùng trứng cút, cái thân trâu phải tìm vỏ trứng tròn trĩnh hơn thì dùng trứng vịt. Sau đó ông dùng chanh để làm sạch vỏ trứng. Ảnh: MINH TÂM
Những cái đầu trâu từ vỏ trứng cút được ông Tâm làm sạch trước khi tạo hình. Ảnh: MINH TÂM
Trứng sau khi được làm sạch, ông Tâm tiếp tục lấy sạch lòng đỏ trứng và sử dụng vỏ. Ảnh: MINH TÂM
"Khâu trang trí là khâu quyết định con trâu của chúng ta có đẹp hay không. Khi trang trí đúng và đẹp thì sẽ hấp dẫn người xem, ông Tâm nói. Ảnh: MINH TÂM
Ông Tâm dùng sơn tô điểm cho một chú trâu đen. Ảnh: MINH TÂM
Để tiết kiệm thời gian ông Tâm dùng sơn phun tạo màu cho trâu. Ảnh: MINH TÂM
Ngoài giờ dạy học tại nhà, ông Tâm tranh thủ đọc sách báo, tìm tòi về văn học, lịch sử Việt Nam, truy cập Internet để sưu tầm hình ảnh về các con vật, từ đó tạo hình với vỏ trứng.
Đối với ông Tâm, việc tạo hình các con vật không chỉ là niềm vui lúc tuổi già mà đó còn là niềm đam mê. Ảnh: MINH TÂM
Ông Tâm chia sẻ, để có thể nắm bắt "cái thần" của con trâu, không thể thiếu những quan sát thực tế và sự tỉ mỉ.
Có lần, để làm được con trâu từ vỏ trứng thật sinh động, ông quyết phải đi ngắm nghía con trâu thật. Nhưng biết tìm đâu ra trâu giữa đất Sài Gòn? Vậy là ông lặn lội ra ngoại thành và mừng quýnh khi nhìn thấy một con trâu ở huyện Hóc Môn (TP.HCM). Ông đứng ngắm con trâu suốt 20 phút và về nhà say sưa thực hiện một con trâu từ vỏ trứng, còn có thể lúc lắc đầu.
Những câu chuyện lịch sử dân tộc được ông Tâm vận dụng tạo thành mô hình trâu đầy thú vị. Ảnh: MINH TÂM
Gia đình trâu vàng. Ảnh: MINH TÂM
Trâu lực sĩ thể hiện sức khỏe tràn đầy trong năm Tân Sửu. Ảnh: MINH TÂM
Khung cảnh miền quê với hình ản người nông dân dắt trâu ra đồng cũng được ông Tâm tái hiện rất sinh động. Ảnh: MINH TÂM
Khung cảnh mùa len trâu. Ảnh: MINH TÂM
Cặp đôi trâu vàng. Ảnh: MINH TÂM
Cậu bé chăn trâu ngồi đọc sách. Ảnh: MINH TÂM
Qua những hình ảnh dân gian của trâu, ông Tâm hy vọng thế hệ sau sẽ luôn nhớ về cội nguồn và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc. Ảnh: MINH TÂM
Công phu là vậy nên mỗi tác phẩm đều được ông nâng niu và không bán dù nhiều người đề nghị mua. Dù đã bước sang tuổi 70 nhưng với ông Tâm niềm đam mê tạo hình các con vật vẫn luôn rạo rực.
Những sản phẩm ông Tâm làm ra cả tâm huyết nên ông chỉ muốn lưu giữ cho thế hệ sau. Ảnh: MINH TÂM
Ngoài tạo hình các con vật bằng vỏ trứng, ông Tâm còn sáng tác thêm nhiều linh vật cho Seagames, World cup, phim hoạt hình… đến nay ông đã sở hữu hàng trăm sản phẩm và đang giữ kỷ lục "Người tạo hình bằng vỏ trứng nhiều nhất" (do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập).