vĐồng tin tức tài chính 365

Căng thẳng Nga - Ukraine có thể là 'cơ hội mua vào' cho nhà đầu tư

2022-02-03 18:52

Ba mối lo của Goldman Sachs

Động thái tăng cường binh lính và khí tài quân sự của Nga quanh biên giới với Ukraine đã chọc giận NATO và phương Tây, dù Moscow nhiều lần phủ nhận ý định tấn công nước láng giềng.

Trong cuộc họp báo cùng Thủ tướng Anh Boris Johnson hồi đầu tuần, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo rằng bất kỳ cuộc xung đột nào giữa Moscow và Kiev đều sẽ gây ảnh hưởng trên diện rộng và trở thành một một cuộc "chiến tranh toàn diện".

Ông Sven Jari Stehn - chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Âu của Goldman Sachs, cho biết tình trạng leo thang căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể tác động xấu đến nền kinh tế châu Âu, khiến dòng chảy thương mại với lục địa già đi xuống, điều kiện tài chính bị thắt chặt hơn và nguồn cung khí đốt eo hẹp hơn.

Song, Goldman Sachs lưu ý, căng thẳng giữa hai nước Liên Xô cũ khó có thể tác động mạnh mẽ đến thương mại châu Âu do kim ngạch xuất khẩu của khu vực đồng euro sang Nga và Ukraine là tương đối nhỏ.

Tương tự, ông Stehn cho hay, "dù về nguyên tắc, các điều kiện tài chính bị thắt chặt có thể tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của châu Âu, các đợt căng thẳng trong quá khứ giữa Nga và Ukraine lại không gây thiệt hại quá nặng nề".

Chia sẻ với CNBC, vị chuyên gia tiếp tục: "Rủi ro thiệt hại tài chính đối với châu Âu không lớn là do hoạt động giao dịch ngân hàng giữa khu vực đồng euro và Nga cũng như Ukraine khá yếu".

Căng thẳng Nga - Ukraine có thể là 'cơ hội mua vào' cho nhà đầu tư - Ảnh 1.

Quân đội Nga tập trận tại vùng Rostov, ngày 27/1/2022. (Ảnh: Reuters).

Tuy nhiên, gã khổng lồ Phố Wall tin rằng ảnh hưởng của căng thẳng Nga - Ukraine đến thị trường khí đốt là điều có thể xảy ra và giới đầu tư nên theo dõi sát sao nhất.

Theo ông Stehn, mặc dù tác động của giá khí đốt bán buôn cao hơn đối với người tiêu dùng châu Âu có thể giảm phần nào bởi các chương trình hỗ trợ từ chính phủ, Goldman Sachs nhận thấy nguồn cung khí đốt đi xuống có thể gây "gián đoạn sản lượng" trên khắp châu Âu.

Nga đang là nhà cung ứng khí đốt lớn nhất của châu Âu, chiếm 30 - 40% nguồn cung của lục địa già. Ông Stehn nhấn mạnh: "…có nguy cơ tiềm ẩn rằng căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang có thể khiến phương Tây trừng phạt đường ống Nord Stream 2 của Nga.

Điều đó có thể khiến dòng chảy khí đốt từ Nga sang châu Âu bị hạn chế trong một thời gian không xác định và làm trầm trọng thêm cú sốc khí đốt tại đây…"

"Cơ hội mua vào"

Các chiến lược gia tại Oxford Economics cho biết, trong triển vọng trung hạn không tính tới bất kỳ động thái leo thang căng thẳng "đột ngột" nào, xác suất trung bình cho thấy nhà đầu tư đang có 'cơ hội mua vào" cho các tài sản toàn cầu cũng như tài sản của các khu vực bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, Oxford Economics lưu ý rằng giá tài sản trong ngắn hạn có thể rung lắc đáng kể nếu Nga tấn công thô bạo Ukraine. Trong kịch bản xấu này, các chiến lược gia tin rằng đồng rúp của Nga sẽ sụt giảm mạnh và thị trường chứng khoán Nga cũng bị ảnh hưởng.

"Chứng khoán khu vực đồng euro cũng sẽ bị rung chấn nhẹ vì giá khí đốt cao sẽ gây tác động đến tăng trưởng kinh tế và biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Lĩnh vực năng lượng có thể là nơi trú ẩn tương đối an toàn cho các nhà đầu tư muốn phòng ngừa rủi ro", các chiến lược gia bày tỏ.

Ở kịch bản cơ sở - khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine được giải quyết thông qua các biện pháp ngoại giao, các chuyên gia của Oxford Economics dự đoán thị trường sẽ dần bình tĩnh trở lại, đường ống Nord Stream 2 sẽ được bật đèn xanh và giá tài sản sẽ phục hồi.

Còn ở kịch bản còn lại, khi Nga tấn công một cách hạn chế hơn (chẳng hạn như không kích để phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine), Oxford Economics tin Mỹ sẽ đáp trả bằng các lệnh trừng phạt nghiêm khắc, nhưng châu Âu lại bị chia rẽ và do đó chỉ áp dụng trừng phạt nhẹ như cấm xuất khẩu hàng điện tử và chất bán dẫn sang Nga hoặc siết chặt kiểm soát hoạt động giao dịch ngân hàng với Nga.

Tính chung cả ba kịch bản, tác động của xung đột Nga - Ukraine lên các thị trường chứng khoán có thể sẽ "tương đối lành tính", tương tự với cuộc khủng hoảng tại bán đảo Crimea năm 2014. Thời điểm đó, thị trường chứng khoán Nga chỉ bị bán tháo trong ngắn hạn, và ảnh hưởng sang khu vực đồng euro rất hạn chế.

Xem thêm: mth.70162548130202202-ut-uad-ahn-ohc-oav-aum-ioh-oc-al-eht-oc-eniarku-agn-gnaht-gnac/nv.zibmanteiv

Comments:2 | Tags:No Tag

“Căng thẳng Nga - Ukraine có thể là 'cơ hội mua vào' cho nhà đầu tư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools