Sáng sớm mùng 1 Tết Nguyên đán (ngày 1-2), thay vì chờ ngày đi làm đầu năm gặp mặt mới lì xì cho nhân viên, anh Nguyễn Dương (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) chọn cách mừng tuổi qua ví MoMo. Tất cả nhân viên cấp dưới của anh đều nhận được tiền mừng tuổi qua ví này, và đây là thói quen được anh thực hiện từ 2 năm qua.
Tìm cơ hội trong khó khăn
Lì xì online không chỉ góp phần hạn chế tiếp xúc trong bối cảnh dịch Covid-19 còn góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, giảm tiền nhỏ lẻ dịp Tết. Đây cũng là một trong những yếu tố đa dạng tính năng của ví điện tử.
Chỉ tính riêng ví điện tử MoMo, trong năm 2021, đã có thêm 11 triệu người dùng đăng ký mới, nâng tổng số người dùng đến hết năm ngoái của ví này lên con số 31.
Đâu là yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng thần tốc của MoMo trong năm qua.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Chú tịch HĐQT, đồng Tổng giám đốc Ví MoMo, nhận định đại dịch Covid 19 đặt ra 2 sự lựa chọn: thụ động chờ sự thay đổi đến hoặc chủ động tạo ra tương lai. Sự khó khăn thúc đẩy các doanh nghiệp đối tác cùng MoMo mạnh mẽ hơn trong việc chuyển đổi số, cùng nhau cung cấp dịch vụ tài chính số cho người Việt Nam.
Chỉ riêng ví MoMo đã có 11 triệu khách hàng trong năm 2021, bất chấp tác động do đại dịch Covid-19
Càng khó khăn càng cần tập trung vào những điều căn bản, với MoMo là công ty sản phẩm công nghệ nên tập trung vào làm sản phẩm và cung cấp các sản phẩm phù hợp. Như quyên góp Heo Đất - là nền tảng thiện nguyện lớn nhất Việt Nam để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, hay ví trả sau để giúp khách hàng giảm nhẹ áp lực tài chính trong đại dịch và tìm mọi cách nâng cao chất lượng dịch vụ.
"Năm 2021, chúng tôi có thêm 11 triệu khách hàng đăng ký sử dụng mới và hàng chục ngàn doanh nghiệp tham gia hệ sinh thái của MoMo. Ví cũng cung cấp các dịch vụ tài chính như dịch vụ chuyển tiền miễn phí; dịch vụ Ví trả sau với mức tăng trưởng gấp nhiều lần so với năm trước, khách hàng chỉ mất 2 phút để đăng kí, không chờ đợi, không chứng minh tài chính và không lãi suất" – ông Nguyễn Mạnh Tường nói.
Theo ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch, đồng sáng lập ví MoMo, ngay từ đầu MoMo đã lựa chọn con đường phát triển siêu ứng dụng với mong muốn trở thành một ứng dụng quen thuộc, dễ dùng với mọi người Việt, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu từ cơ bản như chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại, đổ xăng đi chợ, mua sắm, ăn uống, du lịch, đi lại, quyên góp... và đặc biệt là các dịch vụ tài chính.
Để làm được điều đó, việc xây dựng mạng lưới hệ sinh thái kết hợp cùng các đối tác cung cấp dịch vụ là yếu tố quyết định trong việc mang đến trải nghiệm "tất cả trong một - all in one" cho người dùng. Hiện tại, MoMo đã sở hữu mạng lưới hệ sinh thái rộng lớn với đầy đủ dịch vụ tiện ích thông qua mạng lưới liên kết trực tiếp với 32 ngân hàng, hơn 50 đối tác tài chính, 50.000 đối tác bán lẻ cùng 140.000 điểm chấp nhận thanh toán, và không ngừng mở rộng hệ sinh thái này.
Nhìn rộng hơn, sự phát triển của MoMo cho thấy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam có nhiều tiềm năng và không ngừng phát triển. Ngày càng nhiều người dùng tin và sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt vì những tiện ích, trải nghiệm khác biệt.
Người dùng hưởng lợi, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện
Ông Nguyễn Bá Diệp chia sẻ: "Ở MoMo, người dùng luôn là trọng tâm trong mọi hoạt động đổi mới, sáng tạo. Mọi người dùng không phân biệt trình độ, thu nhập, vùng miền... đều có thể tiếp cận với dịch vụ tài chính đơn giản, dễ dàng với chi phí thấp".
Trên thực tế, theo ghi nhận cùng với sự tăng trưởng mạnh về lượng người dùng và những tính năng đa dạng của một "siêu ứng dụng", cũng có một vài phản ánh của người dùng về thời gian gần đây thao tác, giao dịch, chuyển tiền qua MoMo có phần chậm hơn trước.
Hàng chục nghìn doanh nghiệp đã tham gia hệ sinh thái của MoMo, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, nhất là đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh từ quán cà phê, cửa hàng tạp hóa...
Để cải thiện điều này nhằm có trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, ông Nguyễn Mạnh Tường cho hay có 3 việc quan trọng cần làm trong năm 2022, là đầu tư mạnh mẽ vào các nền tảng công nghệ như xử lý hình ảnh, nhận diện giọng nói và khả năng cá nhân hóa thông qua các ứng dụng của AI (trí tuệ nhân tạo) để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, tiếp tục mời các nhân tài Việt Nam trên khắp thế giới về để cùng xây dựng một công ty công nghệ được xây dựng bởi người Việt và cho người Việt.
"Đầu tư vốn và hỗ trợ kinh nghiệm kiến thức vào các công ty Việt Nam để cùng phát triển hệ sinh thái số, đặc biệt tập trung vào hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở rộng việc cung cấp dịch vụ tài chính số về các thành phố cấp 2 cấp 3 và xa hơn nữa để thúc đẩy mạnh tài chính toàn diện" - ông Nguyễn Mạnh Tường nói.
Người dùng nhiều không làm giao dịch chậm
Về phản ánh giao dịch chậm từ một số người dùng, ông Nguyễn Bá Diệp giải thích thêm, việc giao dịch chậm hoàn toàn không liên quan đến số lượng người dùng lớn. Năng lực và hệ thống hạ tầng công nghệ của MoMo hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của lượng người dùng hiện tại và nhiều hơn trong tương lai.
Giao dịch chậm có thể đến từ nhiều lý do khách quan tại thời điểm người dùng thực hiện giao dịch như kết nối mạng Internet/3G/4G có ổn định, dung lượng bộ nhớ điện thoại, hoặc giao dịch phát sinh lỗi, chậm phản hồi từ hệ thống đối tác khi kết nối với hệ thống của MoMo trước lượng giao dịch tăng đột biến tại một thời điểm. Tình trạng này thường rơi vào các dịp đặc biệt như lễ, Tết và chỉ ảnh hưởng một vài nhóm dịch vụ như chuyển tiền, thanh toán điện nước... Với những trường hợp này, đội ngũ chăm sóc khách hàng MoMo liên tục tiếp nhận, đối soát, xử lý, giải quyết vấn đề để đảm bảo quyền lợi lớn nhất cho người dùng.
Xem thêm: mth.4814655150202202-omom-auc-cum-naogn-cot-tub-uc/et-hnik/nv.moc.dln