vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao chúng ta luôn cảm thấy mình đã cưới sai người?

2022-02-07 11:56

KHÔNG CÓ CHUYỆN CÂN BẰNG GIỮA CÔNG VIỆC VÀ ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN

"Vì làm lãnh đạo trong ngành giáo dục, nên tôi thường vị hỏi suốt là ‘làm sao để có thể cân bằng giữa đời sống cá nhân và công việc?’. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, sẽ không có sự cân bằng ở đây. Vì công việc cũng là 1 phần của cuộc sống, nên chúng ta không thể chia ra theo kiểu: 1 ngày có 12 tiếng thì 6 giờ dành để chăm lo các mối quan hệ cá nhân và 6 giờ dành cho công việc.

Chúng ta thường chia kiểu 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng, đâu là thời điểm ưu tiên cho công việc chuyên môn, đâu là thời điểm ưu tiên cho các mối quan hệ quan trọng trong cuộc đời – như gia đình, con cái, bạn bè. Đặc biệt, phải có khoảng thời gian dành cho bản thân mình như để tập thể dục hoặc suy nghĩ về nhiều thứ khác nhau, tìm phương hướng đúng phát triển bản thân", chị Nguyễn Thúy Uyên Phương chia sẻ trong 1 sự kiện.

Chị Nguyễn Thúy Uyên Phương hiện là Founder kiêm CEO của Tomato Children’s Home, Founder và CEO của Faros Education & Consulting, Chủ tịch HĐQT của Hệ thống trường Mầm non – Tiểu học ICS. Hệ thống trường Tomato chuyên dạy ngoại khóa cho trẻ em, hiện có 3 cơ sở tại TP.HCM, 1 tại Biên Hòa và 1 tại Đà Nẵng.

Vì sao chúng ta luôn cảm thấy mình đã cưới sai người? - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thúy Uyên Phương - Founder kiêm CEO của Tomato Children’s Home

Muốn có một sự nghiệp rực rỡ hoặc theo đuổi khát vọng mà bản thân đã tìm ra, chúng ta phải có một support network – mạng lưới hỗ trợ đằng sau từ người thầy và người bạn đời của mình, để giúp mình ‘nhẹ bước’. Có như thế thì bức tranh của mình mới viên mãn!

Về việc tìm được người thầy tốt: nếu không may mắn tìm được người thầy tốt ủng hộ mình vô điều kiện, thì mình có thể thuê họ và thuyết phục họ ủng hộ mình. Tất nhiên, muốn được thế thì đầu tiên mình phải trau dồi năng lực thương thuyết.

Ví dụ, với các founder khi bỏ việc lương cao ra khởi nghiệp, vì không biết gì hết thì phải tìm người giỏi chuyên môn – có nhiều mối quan hệ tốt hơn mình, thuyết phục họ về đầu quân cho startup bằng cách chia sẻ tầm nhìn kinh doanh và con đường tương lai, để người ta hiểu mình hơn.

"Tại sao chúng ta đều cảm thấy đã cưới sai người? Bởi lúc gặp nhau ở tuổi 20, mọi người thường ở cùng xuất phát điểm, chia sẻ những giá trị chung. Tuy nhiên, theo thời gian, 1 trong 2 người tìm thấy khát vọng, nạp vào mình nhiều giá trị - tầm nhìn mới. Trong khi người còn lại chưa bắt kịp, thì người kia đã đi ngày càng xa; hệ quả là chẳng biết từ bao giờ, 2 người đã đi 2 con đường khác nhau.

Để không xảy ra tình cảnh éo le đó, trong lúc 1 người thu nạp thêm những điều mới mẻ - tầm nhìn xa rộng, thì phải chia sẻ với những người chung quanh – đặc biệt là gia đình ba mẹ 2 bên cùng người bạn đời của mình, để tất cả mọi người cùng đồng thuận đi lên. Với tôi, nếu doanh nhân là người leo núi thì bạn đời của họ chính là ‘người gùi đồ - sepa’.

Mẹ chồng thương tôi như con gái, nên khi tôi có chuyện, mẹ sẵn sàng chạy đến phụ giúp. Tôi từng có chuyện phải công tác ở nước ngoài 1 tháng, nhưng có sao đâu, vì ở nhà đã có ba mẹ 2 bên trông coi giùm. Chúng ta đừng xem nhẹ câu chuyện đó, vì nó có thể quyết định thành bại sự nghiệp của chúng ta", chị Uyên Phương bày tỏ.

Thực tế cuộc sống, phụ nữ hay là người đi thụt lùi, nhiều người sau khi có chồng – sinh con, thường ngừng việc học tập, thậm chí còn nghỉ làm để ở nhà toàn lực chăm sóc chồng con. Trong trường hợp như thế này, người chồng càng cần phải thường xuyên chia sẻ công việc – khát vọng của mình, để người vợ có cơ hội trợ giúp trong khả năng và không ngày càng cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình.

MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC LÀ GIÚP MỖI CON NGƯỜI TÌM ĐƯỢC KHÁT VỌNG CỦA BẢN THÂN VÀ LÝ DO ĐỂ CHÚNG TA THỨC DẬY MỖI SÁNG

Vì sao chúng ta luôn cảm thấy mình đã cưới sai người? - Ảnh 2.

Ở khía cạnh khác, tìm ra khát vọng có ý nghĩa là một chuyện rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Sau khi tìm được khát vọng – sứ mệnh chân chính của bản thân, thì kể cả không đi được đến đích, chúng ta cũng sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Chúng ta có 4 vòng tròn: việc mà mình giỏi, việc mình yêu thích, việc có ý nghĩa với cộng đồng và ai đó chấp nhận nó – trả tiền cho nó. Ikigai khát vọng – sứ mệnh của chúng ta chính là điểm giao nhau của 4 vòng tròn đó và để tìm ra nó không hề dễ dàng, cần rất nhiều thời gian.

Và theo chị Uyên Phương, mục tiêu của giáo dục chính là tạo ra con người có năng lực, có bằng cấp và làm được việc để có thể khám phá 4 vòng tròn kia cùng 1 lúc; giúp mỗi con người tìm ra Ikigai của đời mình, tìm ra lý do để chúng ta thức dậy mỗi sáng.

"Việc đầu tiên là phải hiểu bản thân, biết tự nhận thức năng lực của bản thân, thế mạnh và điểm yếu là gì. Sau đó chọn đúng ‘sân chơi’ cho mình. Trong quá trình đó, chúng ta phải không ngừng tranh luận – phản biện với bản thân: lợi thế cạnh tranh của chúng ta so với người khác như thế nào, chúng ta cần làm gì để cải tiến những điểm yếu của bản thân…

Để biết hết điểm mạnh yếu của bản thân, chúng ta phải cố gắng trải nghiệm cuộc sống càng nhiều càng tốt, chứ ở nhà mãi suy nghĩ cũng sẽ không bao giờ ra", nữ lãnh đạo này đề nghị.

Vì sao chúng ta phải làm những việc có ích cho cộng đồng? Bởi chúng ta đang sống với rất nhiều người, muốn có cuộc sống tốt hơn thì xã hội cũng phải ngày càng tốt hơn. Chúng ta không thể một mình sống êm ấm trong xã hội loạn lạc, hay ví von theo kiểu, ‘nếu giăng mùng ở bãi rác’ thì chúng ta vẫn sẽ bị muỗi đốt.

Ngoài ra, chúng ta cần liên tục nâng cao kỹ năng làm việc, liên tục học tập những kỹ năng cần thiết cho công việc của mình ở thời điểm hiện tại và cả tương lai. Muốn thế, mỗi cá nhân phải cập nhật và trang bị những kiến thức – công nghệ xã hội cần. Bằng cấp hay kiến thức rất quan trọng, xong khả năng giải quyết vấn đề cũng quan trọng không kém.

Cuối cùng, chị Uyên Phương nhấn mạnh: mỗi người có một khát vọng khác nhau, việc nhỏ hay việc lớn đều tốt, chỉ cần chúng ta thực hiện nó với tình yêu lớn. Giúp người khác giải quyết vấn đề nhỏ hay lớn đều đáng trân trọng như nhau!

http://tintuc.vdong.vn/02/1216524.htm

Quỳnh Như

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.46795408160202202-iougn-ias-iouc-ad-hnim-yaht-mac-noul-at-gnuhc-oas-iv/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao chúng ta luôn cảm thấy mình đã cưới sai người?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools