Bệnh viện điều trị COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN
Trước đó, Bộ Ngoại giao đã có đề nghị thực hiện các chuyến bay đưa công dân có hoàn cảnh khó khăn từ nước ngoài về nước.
Đối với những trường hợp không thể về nước qua đường bay thương mại, giao Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ chủ trương, biện pháp bảo hộ, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam.
Trước đó, trong các năm 2020 - 2021 đã có một số chuyến bay được mở đưa công dân Việt Nam về nước, đặc biệt có chuyến bay đưa hơn 30 công dân bị kẹt ở Vũ Hán, tâm dịch COVID-19 khi đó, trong đó có một số phụ nữ mang thai, về nước hồi đầu năm 2020.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Tăng cường kiểm soát bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký quyết định 155 phê duyệt kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025.
Mục tiêu chung là tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỉ lệ người mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; từ đó góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân, phát triển kinh tế - xã hội.
Các cấp chính quyền cần nâng cao vai trò, trách nhiệm, tăng cường phối hợp liên ngành để dự phòng, giảm thiểu các hành vi nguy cơ, tăng tỉ lệ phát hiện, quản lý điều trị, chăm sóc người mắc các bệnh lý trên.
Nhân viên kiểm tra bảng cam kết phòng chống dịch COVID-19 của hành khách tại quầy thủ tục sân bay Tân Sơn Nhất ngày 10-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sớm tăng lương cho người về hưu
Dự thảo của Bộ Lao động - thương binh và xã hội đang lấy ý kiến rộng rãi cho biết sẽ sớm tăng lương cho người về hưu.
Cụ thể với người hưởng lương hưu trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 1-1-2022 và nghỉ hưởng lương hưu trước 1-1-1995 sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định này mà có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 2.500.000 đồng/tháng.
Cụ thể, mức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng với nhóm hưởng lương, trợ cấp bảo hiểm trước 1-1-2022 được tăng thêm 7,4% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12-2021.
Với nhóm sau điều chỉnh vẫn thấp hơn 2.500.000 đồng/tháng, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ điều chỉnh theo hướng: người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống, lương, trợ cấp mới sẽ tăng thêm 200.000 đồng/tháng.
Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng, lương và trợ cấp sau điều chỉnh sẽ là 2.500.000 đồng/người/tháng.
Tình nguyện viên Trạm y tế lưu động phường Ô Chợ Dừa cấp phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà - Ảnh: HÀ QUÂN
TP.HCM: Nhiều phụ huynh, học sinh vui mừng vì không phải học online thêm
Hơn 600.000 học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 ở TP.HCM đã phấn khởi trở lại trường học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Nhiều phụ huynh kể trước đó dù trường con học đã cho học sinh đi học trực tiếp nhưng theo kế hoạch cũ vẫn có buổi học online. Tuy nhiên, đến hết ngày học đầu tiên (7-2) sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thì họ nhận được kế hoạch mới là con em họ được đi học trực tiếp tại trường vào tất cả các buổi học trong trường chứ không phải học buổi học nào qua online nữa.
Thông tin này làm cho nhiều học sinh và phụ huynh thêm niềm vui sau buổi đầu tiên đến trường vì cả phụ huynh và học sinh đều "ngán" học online.
Trong khi đó, nhiều ông bố, bà mẹ đang có con học tiểu học, lớp 6 cho biết sau Tết, trong tuần này con em họ vẫn phải tiếp tục học online. Các bậc phụ huynh này đều đang mong chờ đến ngày 14-2 để được chở con đến trường sau nhiều tháng ngày con em họ phải học qua chiếc máy vi tính.
Theo Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM, sở đã giao quyền chủ động cho hiệu trưởng các trường THCS, THPT tự quyết định phương án dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến, phương án tổ chức bán trú, nội trú... với điều kiện đạt đủ các quy định về phòng chống dịch COVID-19.
Tại TP.HCM, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường từ ngày 7-2, còn học sinh từ mầm non đến lớp 6 trở lại trường từ 14-2.
Xét nghiệm COVID-19 ở Thanh Hóa - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành
- Hà Nội ngày 7-2 phát hiện 2.988 ca bệnh mới, tăng gần 200 ca so với hôm qua và cao nhất từ trước tới nay, trong đó có 717 ca cộng đồng. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (184); Đống Đa (156); Chương Mỹ (152); Hà Đông (151); Đông Anh (148)… Từ ngày 29-4-2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 154.170 ca COVID-19.
- Ngày 7-2, Hải Dương đạt kỷ lục cao nhất với 845 ca COVID-19. Trong đó, 502 bệnh nhân là F1, 127 trường hợp ho sốt cộng đồng, 190 ca sàng lọc cộng đồng, 1 nhân viên y tế và 25 trường hợp về từ các tỉnh khác. Toàn tỉnh đã có 14.400 ca COVID-19. Trong đó đang điều trị 2.172 người, có 25 ca tử vong.
Hiện tại 7 địa phương ở Hải Dương đang có số ca mắc vượt 1.000 bệnh nhân gồm: TP Hải Dương (2.167), huyện Kim Thành (1.883), huyện Cẩm Giàng (1.398), huyện Tứ Kỳ (1.390), huyện Ninh Giang (1.324), thị xã Kinh Môn (1.279), huyện Bình Giang (1.189), riêng huyện Nam Sách có số ca mắc ít nhất 509 người.
- Quảng Bình từ 6h ngày 6-2 đến 6h ngày 7-2 ghi nhận thêm 218 ca COVID-19, trong đó có 159 ca cộng đồng, 59 ca trong khu cách ly. Toàn tỉnh hiện có 1.292 ca đang điều trị tại nhà. Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 7.594 ca; tổng số ca khỏi là 6.045; số đang điều trị tại bệnh viện là 214 ca; có 9 người tử vong.
TTO - Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2022, tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM đạt nhiều kết quả lạc quan. Số ca mới luôn duy trì dưới 200. Đặc biệt trong 2 ngày gần nhất (ngày 5 và 6-2), ghi nhận dưới 50 ca/ngày, là mức thấp nhất trong 8 tháng qua.