vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng chịu mức phí SMS cao bất thường

2022-02-08 19:07

Hiện nay, khách hàng vẫn sử dụng phổ biến hình thức nhận thông báo thay đổi số dư và nhận OTP (mật khẩu giao dịch một lần) qua tin nhắn SMS. Ngân hàng thường chỉ thu phí đối với dịch vụ thông báo thay đổi số dư và không thu phí đối với tin nhắn gửi OTP.

Trong khi đó, để gửi tin nhắn đến cho khách hàng, ngân hàng phải mua dịch vụ gửi SMS và trả phí cho các nhà mạng viễn thông.

Khoản chi phí hàng nghìn tỉ mỗi năm

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho biết hiện mức cước phí tin nhắn mà các tổ chức tín dụng phải thanh toán cho nhà mạng là rất lớn. Tính sơ bộ, một tổ chức tín dụng cỡ nhỏ hàng tháng phải trả phí cước cho 15 - 20 triệu tin nhắn/tháng, còn các tổ chức tín dụng tầm trung trở lên là 50 - 80 triệu tin nhắn/tháng.

"Nhưng có một nghịch lý là mức phí gửi tin nhắn SMS mà nhà mạng thu của các dịch vụ tài chính ngân hàng cao hơn nhiều so với mức phí tin nhắn thông thường của khách hàng cá nhân hoặc tin nhắn áp dụng cho các lĩnh vực khác"- ông Hùng nhấn mạnh.

Mức cước phí nhà mạng thu đối với tin nhắn dịch vụ ngân hàng cụ thể là Mobifone và Vinaphone thu 820 đồng/tin nhắn, Viettel thu 785 đồng/tin nhắn. Trong khi đó, đối với cá nhân, Viettel chỉ thu 100 - 300 đồng/tin nhắn, Vinaphone thu 99 - 350 đồng/tin nhắn, Mobifone thu 200 - 350 đồng/tin nhắn. Có thể thấy, hàng tháng các ngân hàng đang phải thanh toán cho các nhà mạng số tiền không hề nhỏ.

Khi lượng giao dịch online tăng trưởng, các ngân hàng cũng phải gửi tin nhắn OTP và tin nhắn thay đổi số dư nhiều hơn, đồng nghĩa với mức chi phí tin nhắn cũng tăng theo. Mặc dù đã có nhiều kiến nghị từ Hiệp hội Ngân hàng, các doanh nghiệp viễn thông vẫn chưa có phản hồi về đề xuất giảm phí SMS cho nhóm khách hàng này.

Theo chia sẻ từ một ngân hàng lớn trong nhóm Big4, trong năm 2021, ngân hàng này chi trả gần 1.000 tỉ đồng chi phí gửi SMS, khoảng hơn 70% là chi phí cho các tin nhắn thông báo số dư, còn lại là chi phí gửi mã OTP. Chỉ tính riêng với dịch vụ thông báo thay đổi số dư, ngân hàng này phải bù lỗ hàng trăm tỉ đồng.

bidv-smartbanking
Ngân hàng không thu phí đối với tin nhắn gửi OTP.

Ngân hàng "xoay xở" giảm gánh nặng cước tin nhắn

Với mức chi phí SMS quá lớn, các ngân hàng đang đẩy mạnh khuyến khích khách hàng chuyển sang các hình thức khác thay thế như nhận thông báo số dư qua ứng dụng ngân hàng (APP) và xác thực giao dịch thông qua Smart OTP.

Đặc điểm chung của các hình thức này là có độ bảo mật cao và đều miễn phí. Thông báo số dư qua APP còn có thể hiển thị bằng tiếng Việt có dấu và có thể nhận ở nước ngoài mà không cần roaming.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nếu xác thực giao dịch bằng OTP gửi qua tin nhắn SMS truyền thống, hạn mức giao dịch tối đa chỉ là 100 triệu đồng/giao dịch. Tuy nhiên, nếu xác thực bằng Smart OTP, khách hàng có thể giao dịch với hạn mức lên tới cả tỉ đồng, giao dịch.

Đối với thông báo số dư, ngoài việc khuyến khích khách hàng nhận thông báo qua APP miễn phí, các ngân hàng cũng đã thực hiện thu phí thông báo thay đổi số dư qua SMS theo bậc thang.

Đơn cử, từ tháng 9-2020, Techcombank thu phí từ 12.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 0 – 15 SMS) đến 75.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 61 SMS trở lên).

Hay mới đây, từ ngày 1-1-2022, Vietcombank và BIDV cũng thực hiện thu phí thông báo số dư qua tin nhắn SMS theo bậc thang.

Cụ thể, Vietcombank thu phí từ 10.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận dưới 20 SMS) đến 70.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 100 SMS trở lên). BIDV thu phí 9.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 0 – 15 SMS) đến 70.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 101 SMS trở lên).

Đại diện của Vietcombank chia sẻ: “Chúng tôi đã gửi tin nhắn SMS thông báo về việc thay đổi chính sách phí tới từng khách hàng có khả năng bị ảnh hưởng để khách hàng nắm thông tin và chủ động lựa chọn dịch vụ thông báo số dư phù hợp với nhu cầu”.

Xem thêm: lmth.7142401-gnouht-tab-oac-sms-ihp-cum-uihc-gnah-nagn/gnah-nagn-hnihc-iat/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng chịu mức phí SMS cao bất thường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools