Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 8-2 - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AFP, đến thủ đô Berlin, Đức sau hai ngày đàm phán với những người đồng cấp tại Matxcơva và Kiev, ông Macron tiếp tục kêu gọi đối thoại với Nga như là cách duy nhất để xoa dịu những lo sợ về việc Nga có thể tấn công nước láng giềng Ukraine.
Tổng thống Pháp cho biết hiện nay ông nhìn thấy triển vọng thúc đẩy các cuộc đàm phán Nga và Ukraine liên quan tới cuộc xung đột đang bùng phát tại miền đông Ukraine, cũng như "những giải pháp thiết thực, cụ thể" để xuống thang căng thẳng giữa Nga và phương Tây.
"Chúng ta phải cùng nhau tìm ra cách thức và phương tiện để tham gia vào cuộc đối thoại với Nga", ông Macron nói tại Berlin.
Ông Macron đã hội ý với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda về cuộc gặp giữa ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong 2 ngày qua.
Đứng cạnh ông Macron và ông Duda, ngày 8-2, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh họ "thống nhất với mục tiêu duy trì hòa bình tại châu Âu thông qua ngoại giao và những thông điệp rõ ràng và sự sẵn lòng hành động cùng nhau".
Lãnh đạo Ba Lan cho biết ông tin rằng chiến tranh có thể được ngăn chặn.
Theo AFP, trọng tâm hiện nay sẽ chuyển sang các cuộc đàm phán riêng biệt liên quan đến các quan chức cấp cao tại Berlin ngày 10-2.
Ông Zelenskiy nói các cuộc đàm phán này có thể mở đường cho một hội nghị thượng đỉnh giữa các lãnh đạo của Ukraine, Nga, Pháp và Đức nhằm khôi phục kế hoạch hòa bình bị đình trệ liên quan đến cuộc xung đột giữa chính quyền Kiev và quân ly khai do Nga chống lưng ở miền đông Ukraine.
Sau cuộc hội đàm với ông Macron, ông Putin nói Nga sẽ "làm mọi thứ để tìm ra những biện pháp dàn xếp làm vừa lòng tất cả". Ông Putin cũng cho biết nhiều đề xuất của ông Macron có thể "tạo nền tảng cho các bước tiếp theo" để hạ nhiệt cuộc khủng hoảng Ukraine, song không cung cấp chi tiết.
Ông Macron đã đề xuất các bên không thực hiện hành động quân sự mới, khởi động đối thoại chiến lược và nỗ lực phục hồi tiến trình hòa bình cho cuộc xung đột tại Ukraine.
Cùng với việc gửi khí tài đến biên giới với Ukraine, ông Putin đã đưa ra các yêu cầu mà phương Tây nói là không thể chấp nhận được, trong đó có việc không để Ukraine gia nhập NATO.
Trong khi đó, ông Zelenskiy đã đặt ra ba "lằn ranh đỏ" không thể vượt qua trong lúc tìm kiếm giải pháp hạ nhiệt khủng hoảng. Ba "lằn ranh đỏ" này là không thỏa hiệp về sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, không đàm phán trực tiếp với phe ly khai và không can thiệp vào chính sách ngoại giao của nước này.
TTO - Căng thẳng ở Ukraine giữa khối liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu và Nga được đẩy lên ngày càng cao quay xung quanh việc Ukraine, một quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ, mong muốn gia nhập khối này.
Xem thêm: mth.79733317090202202-eniarku-agn-gnaht-gnac-uid-aox-gnov-neirt-yaht-norcam-gno/nv.ertiout