Theo thông tin trên báo Nikkei, do nguồn cung dầu thô bất ổn, giá dầu thô châu Á đã tăng hơn 90 USD/thùng, điều này cũng khiến giá xăng trung bình của Nhật Bản đã vượt quá 170 Yen/1 lít, (khoảng 35.000 đồng). Đây là mức cao kỷ lục trong 13 năm qua.
Để bình ổn, bắt đầu từ cuối tháng 1, Chính phủ nhật Bản đã bắt đầu chương trình trợ giá, theo đó mỗi lít xăng sẽ được trợ giá từ 3,4 - 3,7 Yen. Khoản trợ cấp sẽ được trừ vào giá bán kìm hãm việc tăng giá bán lẻ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các báo tại Nhật Bản, biện pháp trợ cấp này hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả, để bình ổn cần có các biện pháp mạnh tay hơn.
Theo báo Asahi, do nguồn cung dầu mỏ có thể tiếp tục bất ổn trong thời gian tới, các biện pháp trợ cấp sẽ tiếp tục được thực hiện cho đến tháng 3. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp trợ cấp này đến nay chưa thực sự rõ ràng.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản dự kiến sẽ xem xét các biện pháp bổ sung như có thể tăng trợ cấp lên mức tối đa 5 Yen/ 1 lít xăng để kiềm chế giá xăng dầu bán lẻ.
Trong khi đó, hãng thông tấn JiJi cho rằng giá bán lẻ được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau và hiệu quả của các biện pháp trợ cấp đi theo đường vòng, do đó hiệu quả là chưa thể thấy ngay được.
JiJi cũng đề cập đến khả năng Nhật Bản tái kích điều khoản giảm thuế, điều kiện là giá xăng dầu vượt quá 160 Yen/lít trong 3 tháng liên tiếp. Nếu điều khoản này kích hoạt mỗi lít xăng sẽ được miễn thuế 25,1 Yen khấu trừ trực tiếp vào giá bán lẻ.
Tuy nhiên, biện pháp trên khó có thể thực hiện vì điều khoản này đang bị đóng băng sau thảm họa kép năm 2011 và nếu giảm thuế xăng dầu sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách của Chính phủ.
Giá xăng dầu cao kỷ lục trong thời gian qua là nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Nhật Bản tăng và tất nhiên chịu ảnh hưởng trực tiếp là người tiêu dùng. Có khả năng chỉ số này sẽ chưa được cải thiện khi xăng dầu vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng trong thời gian tới.
VTV.vn - Các biện pháp hạn chế làn sóng dịch COVID-19 mới gây ra bởi biến thể Omicron ước tính sẽ gây thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.13391620101202202-gnourt-iht-no-hnib-ed-uad-gnax-aig-ort-nab-tahn/et-hnik/nv.vtv