vĐồng tin tức tài chính 365

"Nghịch lý" thị trường xăng dầu do thiếu tính linh hoạt trong điều hành

2022-02-10 15:04

PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả nêu quan điểm, để xảy ra tình trạng khan hàng tại một số cửa hàng xăng dầu tại các tỉnh phía Nam trong thời gian qua là do thiếu tính linh hoạt trong điều hành của Bộ Công Thương. 

Cây xăng găm hàng - tin Bộ Công Thương hay lãnh đạo các địa phương?

Thông tin về tình hình nguồn cung xăng dầu trong thời gian vừa qua, ông Lê Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cho biết trong tháng 1.2022, nguồn cung từ Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất bán ra đã cao hơn 18% so với hợp đồng đã ký và cả tháng qua đã luôn chạy từ 103 - 105% công suất; dự kiến tới đây sẽ chạy tới 108% công suất.

Đối với nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn, theo ông Hùng, dù có những trục trặc nội bộ, nhưng sản lượng xăng dầu bán ra của nhà máy này thông qua đơn vị bao tiêu sản phẩm là Chi nhánh Phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn cũng vượt 12% so với các hợp đồng đã ký.

Dù lãnh đạo các tập đoàn "trấn an" dư luận khi cho rằng "đủ nguồn cung xăng dầu trong nước", nhưng trả lời thế nào trước tình trạng hàng loạt cửa hàng xăng dầu ở miền Tây phải đóng cửa, hoặc treo biển bán hàng theo giờ vì… không thể nhập được hàng?

Tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và các địa phương và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chiều 9.2, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định "có tình trạng găm hàng để chờ tăng giá".

Nhưng hàng loạt lãnh đạo các địa phương từ TPHCM, Long An, Đắk Lắk... lại khẳng định - các cửa hàng đóng cửa, với các lý do nhân viên nghỉ Tết, chiết khấu thấp, nguồn cung chưa ổn định, chưa phát hiện tình trạng găm hàng, chờ nâng giá. Vậy, nên tin Bộ Công Thương hay tin lãnh đạo các địa phương trong câu chuyện này?

Một cửa hàng xăng dầu bán hàng theo giờ. Ảnh: Cường Ngô
Một cửa hàng xăng dầu bán hàng theo giờ. Ảnh: Cường Ngô 

Trở lại về nguồn cung xăng dầu, ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, cho hay, dù nhập hàng không đủ từ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn theo hợp đồng đã ký, đặc biệt như dầu diesel chỉ nhận được 31% theo giao kèo, nhưng tập đoàn vẫn tranh thủ tìm nguồn thay thế. Và thực tế bán ra trong 2 ngày qua lên tới hơn 60.000 m3, trong khi ngày bình thường chỉ bán khoảng 22.000 m3.

Ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu cho biết, tổng nguồn không hề thiếu, nhưng rõ ràng có sự không đồng đều. Đặc biệt là mạng lưới thuộc các doanh nghiệp đầu mối nhỏ có hiện tượng đứt gãy, găm hàng.

"Cho nên quan trọng là phải rất rõ ràng, làm rõ đứt ở đâu, khan ở đâu. Ở đầu mối hay thương nhân phân phối, rồi cuối cùng là đại lý, cửa hàng. Cơ quan quản lý cần mạnh tay với người không tuân thủ", ông Bảo nói.

Thiếu tính linh hoạt trong điều hành?

PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả nêu quan điểm, để xảy ra tình trạng khan hàng tại một số cửa hàng xăng dầu tại các tỉnh phía Nam trong thời gian qua là do thiếu tính linh hoạt trong điều hành của Bộ Công Thương. 

Bởi, thời điểm điều hành giá xăng dầu rơi đúng vào Kỳ nghỉ Tết Nhâm dần 2022, nên đã bỏ qua, cho kéo dài sang chu kỳ kế tiếp là vào ngày 11.2. Thế nên đã xảy ra tình trạng giữ hàng để bán khi giá điều chỉnh tăng.

Bên cạnh đó, còn có một số lý do khác như nhà máy lọc dầu tạm ngưng hoạt động... Tuy nhiên, mọi cái đều có giải pháp của nó nếu nhà điều hành linh hoạt hơn trong thời gian qua. 

Nói về câu chuyện chiết khấu, trao đổi với Lao Động, một thương nhân phân phối xăng dầu cho biết, trước đây bán một lít xăng được hưởng chiết khấu (hoa hồng) 200-1.000 đồng. Hiện nay, khi giá thế giới tăng mạnh, hầu hết đầu mối đều giảm mức hoa hồng xuống rất thấp. Trước Tết, một số đầu mối duy trì chiết khấu chỉ 100-150 đồng một lít xăng, dầu tuỳ loại, giờ kéo về 0 đồng.

Với tỉ lệ hoa hồng này, nếu cộng chi phí vận chuyển từ kho về cửa hàng, thuê nhân công..., doanh nghiệp, đại lý xăng dầu bị lỗ nặng với mỗi lít xăng bán ra. Tức là, giá xăng bán buôn cho các đại lý cao hơn giá bán lẻ công bố trên thị trường.

"Tôi đề nghị Liên Bộ Công Thương - Tài chính có nên xem xét điều chỉnh khoản lợi nhuận định mức cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, để đảm bảo "đủ cho họ hoạt động, tránh tình trạng lỗ sâu khi giá thế giới tăng quá cao hiện nay" không?", thương nhân này cho hay.

Theo thương nhân này, khi điều hành, tối thiểu phải cho doanh nghiệp một khoản lãi nhất định thì doanh nghiệp mới phục vụ thị trường được. Đó là câu chuyện thương trường, không có doanh nghiệp nào tự "móc tiền túi" ra để làm mà không tính đến lợi nhuận. 

"Nếu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính không có giải pháp căn cơ, thì nên điều hành xăng dầu thường xuyên, để phù hợp với biến động của thị trường, không nên kìm hãm thị trường.

Bên cạnh đó, Quỹ Bình ổn xăng dầu làm chúng tôi mất thời cơ kinh doanh. Duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu chỉ làm giàu cho một nhóm người. Bởi, khi Quỹ âm thì không doanh nghiệp nào muốn nhập hàng, còn khi Quỹ dương thì hàng luôn có đủ. Quỹ dương có nghĩa là lấy tiền của người tiêu dùng đóng góp mỗi khi mua xăng dầu để nhập hàng", thương nhân này nói.

Xem thêm: odl.5192101-hnah-ueid-gnort-taoh-hnil-hnit-ueiht-od-uad-gnax-gnourt-iht-yl-hcihgn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Nghịch lý" thị trường xăng dầu do thiếu tính linh hoạt trong điều hành”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools