vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng mạnh giá xăng, rồi sao nữa?

2022-02-12 07:17

Ngày 11-2, liên bộ Công Thương - Tài chính công bố điều chỉnh tăng mạnh giá xăng dầu trong bối cảnh hàng loạt cửa hàng xăng dầu tại các địa phương nghỉ bán do chiết khấu (hoa hồng) quá thấp, thua lỗ và thiếu nguồn cung xăng.

Tăng mạnh giá xăng, rồi sao nữa? - ảnh 1
Lực lượng chức năng tỉnh An Giang đồng loạt kiểm tra các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh. ẢNH: N.HỒ

Đã tháo một phần nút thắt

Theo đó, xăng A95 tăng 962 đồng/lít và xăng E5 tăng 981 đồng/lít. Sau khi điều chỉnh tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 là 24.571 đồng/lít và A95 lên mức 25.322 đồng/lít.

Bên cạnh xăng, giá các mặt hàng dầu cũng tăng mạnh 660-960 đồng/lít. Cụ thể, giá bán dầu diesel lên mức 19.865 đồng/lít, dầu hỏa 18.751 đồng/lít và dầu mazut 17.659 đồng/kg.

Liên bộ Tài chính - Công Thương cho hay trong kỳ điều hành lần này đã trích quỹ bình ổn với xăng A95 ở mức 50 đồng/lít, dầu mazut 300 đồng/kg. Đồng thời sử dụng quỹ bình ổn đối với xăng E5 ở mức 200 đồng/lít, dầu hỏa 300 đồng/lít và dầu diesel 400 đồng/lít.

Như vậy, đây là lần thứ ba kể từ đầu năm đến nay giá xăng dầu trong nước tăng mạnh. Đây cũng là kỳ điều hành thứ ba của liên bộ Công Thương - Tài chính kể từ khi Nghị định 95/2021 về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực. Theo đó, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh ba lần mỗi tháng vào các ngày 1, 11 và 21, tức điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần thay vì 15 ngày như trước đây.

Việc điều chỉnh này nhằm giúp giá xăng dầu trong nước bám sát hơn giá thế giới, tránh tăng sốc. Tuy nhiên, do ngày 1-2 vừa qua rơi vào kỳ nghỉ tết Nguyên đán nên cơ quan điều hành không điều chỉnh giá mà chuyển sang kỳ kế tiếp vào hôm qua 11-2.

Việc kéo dài thời gian điều hành trong bối cảnh thị trường thế giới biến động mạnh, giá tăng cao, cộng thêm nguồn cung bị ảnh hưởng khiến cho doanh nghiệp (DN) trong nước thiếu hàng, lỗ nặng. Chính điều này dẫn tới tình trạng nhiều cửa hàng nghỉ bán hoặc chỉ bán nhỏ giọt.

Vì vậy, nhiều nhà kinh doanh nhận định sau kỳ điều chỉnh tăng giá hôm qua, nút thắt thiếu hụt nguồn xăng đã phần nào tháo gỡ. Tuy nhiên, cần thêm nhiều giải pháp khác để thị trường này không “sáng nắng chiều mưa” gây bất an cho người tiêu dùng.

Tính toán lại chi phí

Trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về đảm bảo cung ứng xăng dầu vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành nhấn mạnh trách nhiệm chỉ đạo điều hành của Bộ Công Thương khi để một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa không bán hàng.

“Việc để một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa, không bán hàng, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tại một số địa phương như phản ánh của dư luận trong thời gian qua thuộc trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương” - Phó Thủ tướng nêu rõ.

Đặc biệt, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì rà soát các quy định về thuế, phí, tính toán lại mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa DN kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng, DN.

Đồng tình với chỉ đạo này, một số chuyên gia cho rằng cần tính toán lại chi phí kinh doanh định mức cho mặt hàng xăng vì không còn phù hợp do thị trường giá xăng dầu thế giới đã biến động liên tục, lạm phát và nhiều chi phí khác đều tăng cao. Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, đánh giá việc định kỳ rà soát lại các loại phí với mặt hàng xăng dầu là cần thiết. Bởi các mức phí tính trong công thức giá cơ sở xăng dầu đã được duy trì quá lâu, từ năm 2014 đến nay, trong khi thị trường đã có nhiều biến động, giá cả thay đổi. Nếu tính đúng, tính đủ các loại phí này, việc kinh doanh xăng dầu có lợi nhuận thì rõ ràng thị trường sẽ ổn định hơn.

“Vì đây là mặt hàng bình ổn nên Nhà nước luôn muốn giữ ở mức phí tiết kiệm để giá thấp. Nhưng mức phí không đủ, các nhà kinh doanh rất khó tự chủ, đồng thời nảy sinh ra nhiều vấn đề như lậu, thuế, hàng không hóa đơn, gian lận...” - ông Bảo nói.

Chi phí định mức kinh doanh xăng dầu được áp dụng cố định từ năm 2014 đến nay, với mặt hàng xăng là 1.050 đồng/lít; với các loại dầu 600-950 đồng/lít hoặc đồng/kg.

“Nhà kinh doanh chỉ được hưởng tối đa 1.050 đồng/lít xăng, bao gồm cả thuế. Mức chi phí này được áp dụng từ năm 2014 đến nay trong khi thuế đất đai tăng, giá tăng, lương cán bộ, nhân viên tăng, chi phí vận tải tăng... Tất cả mọi thứ đều tăng mà chúng ta cứ cố định mức phí đó thì có thể khẳng định không đủ cho các DN hoạt động” - ông Bảo phân tích.

Theo ông Bảo, không chỉ các nhà kinh doanh mà bản thân các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính cũng thấy cần thiết phải rà soát lại. “Trong giai đoạn vừa qua, nhiều lần Bộ Tài chính đã cùng với các DN rà soát lại các phí, đơn cử như phí lưu thông xem có còn phù hợp nữa không. Cạnh đó, có một số chi phí mà trước đây chúng ta không để ý nhưng giờ cũng cần xem xét để đưa vào như chi phí dự phòng rủi ro, chi phí bảo hiểm giá xăng dầu...”- chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết.•

 

Cần tăng chi phí định mức

Đại diện một công ty phân phối xăng dầu chia sẻ hiện mức chi phí kinh doanh định mức với mặt hàng xăng là 1.050 đồng/lít không đủ với chi phí mà nhà kinh doanh phải chi ra. Vị này cho rằng chi phí kinh doanh định mức của mặt hàng xăng dầu phải ở mức khoảng 1.500 đồng/lít mới hợp lý.

Lý do, cửa hàng xăng dầu phải chịu nhiều chi phí hằng tháng. Ví dụ: xây dựng cơ bản, nhân công, điện nước, chi phí hao hụt, đóng thuế, phòng cháy chữa cháy, môi trường...

Thanh tra đột xuất cây xăng

Ngày 11-2, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, đã ký quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, đối tượng kiểm tra là các thương nhân có hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Thời hạn kiểm tra là bảy ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định. Đoàn kiểm tra tiến hành thanh tra đột xuất, không thông báo trước cho đối tượng kiểm tra.

Theo Sở Công Thương TP.HCM, ngày 10-2, cơ quan quản lý thị trường kiểm tra, rà soát và ghi nhận bảy cửa hàng thiếu xăng A95, chỉ còn bán dầu và xăng E5.

Bộ Công Thương cũng thông tin đã thành lập đoàn kiểm tra để thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối, phân phối, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên cả nước. Bước đầu phát hiện có đơn vị vẫn còn hàng nhưng không mở bán với nhiều lý do khác nhau.

 

Xem thêm: lmth.2792401-aun-oas-ior-gnax-aig-hnam-gnat/et-hnik/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng mạnh giá xăng, rồi sao nữa?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools