vĐồng tin tức tài chính 365

Liệu Masan có đang trả giá đắt để mua cổ phần Phúc Long?

2022-02-13 03:59

Chưa đầy 1 năm hợp tác với Masan, Phúc Long đã nâng tổng số cửa hàng lớn và kiosk lên tới 721 cửa hàng, đứng đầu về số lượng tại Việt Nam trong mảng F&B. Mới đây nhất, Masan đã chi thêm 110 triệu USD để chính thức sở hữu thương hiệu trà sữa này.

Chuyển đổi The CrownX trở thành nền tảng tiêu dùng - công nghệ hàng đầu

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan - ông Nguyễn Đăng Quang -cho biết: “Trong năm qua, Masan không ngừng tích hợp các mảnh ghép chiến lược và hoàn thiện mô hình bán lẻ mini - mall, sẵn sàng để nhân rộng trên toàn quốc. Mục tiêu sắp tới là chuyển đổi The CrownX trở thành nền tảng tiêu dùng - công nghệ hàng đầu".

The CrownX, nền tảng tiêu dùng - bán lẻ tích hợp WinCommerce và Masan Consumer Holdings đạt doanh thu thuần 58 nghìn tỉ đồng vào năm 2021, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thuần quý IV/2021 tăng 12,6% so với cùng kỳ. 

Trong năm 2021, doanh thu thuần hợp nhất của Masan đạt 88.629 tỉ đồng, tăng 14,8% so với mức 77.218 tỉ đồng của năm 2020. Doanh thu thuần của quý IV/2021 đạt 23.828 tỉ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ.

Không tính doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi trong tháng 12.2020 theo cơ sở so sánh tương đương, doanh thu thuần trong năm tài chính 2021 và quý IV/2021 tăng trưởng lần lượt là 16,6% và 17%.

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) hợp nhất năm tài chính 2021 đạt 16.361 tỉ đồng, tăng 58,1% so với năm trước. Biên EBITDA đạt mức 18,5% so với 13,4% của năm 2020. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ EBITDA The CrownX - tăng trưởng 72,9% so với năm trước. 

Lợi nhuận thuần sau thuế sau phân bổ cho cổ đông của công ty (NPAT Post-MI) năm 2021 tăng 593,9%, đạt 8.563 tỉ đồng so với mức 1.234 tỉ đồng trong năm 2020. 

Đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của Masan thể hiện qua biên EBITDA đạt 21,1% trong quý IV/2021, cao hơn 330 điểm cơ bản so với quý IV/2020. 

Lợi nhuận trên tài sản và vốn chủ sở hữu cao hơn do Masan cải thiện lợi nhuận ở tất cả mảng kinh doanh, đặc biệt là The CrownX. Lợi nhuận trên tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lần lượt 704 và 3.096 điểm cơ bản lên 8,4% và 35,1%. 

 
 Mô hình mini-mall của Masan tích hợp WinMart+, Phúc Long, nhà thuốc, Techcombank và Reddi. Đây là một phần trong chiến lược xây dựng hệ sinh thái “Point Of Life” phục vụ các nhu cầu thiết yếu tại duy nhất một nền tảng của Tập đoàn Masan.

Mua thêm 31% cổ phần và chính thức thâu tóm chuỗi trà sữa Phúc Long

Vào tháng 5.2021, Masan đã công bố ký kết thỏa thuận mua lại 20% với giá 15 triệu USD của Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage - công ty sở hữu thương hiệu Phúc Long.

Sau hơn 6 tháng "đính hôn", mới đây, Masan tiếp tục mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long, nâng tỉ lệ sở hữu lên 51%. Như vậy, Phúc Long chính thức trở thành công ty con của Masan.

Mức định giá của Phúc Long sau giao dịch lần đầu là 75 triệu USD. Sau đợt mua thứ 2, định giá thương hiệu này đã tăng gấp 4,7 lần, tức 355 triệu USD. Theo các chuyên gia, P/E của Phúc Long hiện đã lên tới 250 lần, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của thị trường.

Phúc Long sẽ là mảnh ghép để Masan tăng tốc chiến lược Point of Life (POL) bằng cách xây dựng và thí điểm mini - mall, mô hình phục vụ đa dạng các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu (bao gồm nhu yếu phẩm, dược phẩm, sản phẩm tài chính và dịch vụ giải trí, viễn thông chiếm 60% - 80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt) trên một hệ sinh thái tích hợp từ offline đến online.

 
  Hệ sinh thái tiêu dùng của Masan. 

Trước câu hỏi số tiền bỏ ra mua có đắt không thì theo các chuyên gia, Masan đã mua lại quyền kiểm soát của Phúc Long. Trong trường hợp này, Masan sẽ trả số tiền lớn hơn giá trị thị trường mà bên mua phải bỏ ra để có được quyền kiểm soát một doanh nghiệp sau thương vụ M&A (khái niệm này gọi là phần bù kiểm soát). So với quy mô của Masan và kết hợp với chiến lược POL thì 110 triệu USD bỏ ra để sở hữu Phúc Long "không quá ghê gớm".

Về mặt lợi thế thương mại, khi Masan mua lại Phúc Long, họ không chỉ mua những tài sản hiện hữu, được ghi chép mà còn mua lại cả những giá trị vô hình. Đó là thương hiệu, đội ngũ nhân viên, mối quan hệ với nhà cung cấp...

Không riêng Phúc Long, trước đây, Masan từng mua lại 8 thương hiệu khác để hoàn thiện hệ sinh thái tiêu dùng của mình như Vinacafe Biên Hoà, Nước khoáng Vĩnh Hảo, Cholimex Food... Từ hoạt động độc lập, các thương hiệu này đã cải thiện giá trị và hiệu suất đáng kể nhờ sự hỗ trợ từ Masan. 

Những giá trị cộng hưởng đó chính là phần bù cho số tiền mà Masan trả giá cao để thực hiện những phi vụ M&A này.

Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang từng nói: “Masan không phải mua doanh nghiệp để “mua doanh thu”. Chúng tôi đầu tư vào thương hiệu, nguồn nhân lực, công nghệ và hệ thống phân phối để có thể củng cố vị thế khi vào ngành hàng mới. Ngoài ra, chúng tôi có thể tăng biên lợi nhuận toàn doanh nghiệp sau khi sáp nhập để tạo giá trị gia tăng cho cổ đông".

Xem thêm: odl.9943101-gnol-cuhp-nahp-oc-aum-ed-tad-aig-art-gnad-oc-nasam-ueil/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Liệu Masan có đang trả giá đắt để mua cổ phần Phúc Long?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools