vĐồng tin tức tài chính 365

Bước đi mới của Mỹ có thể siết chặt ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh tại AĐD-TBD

2022-02-13 09:39

Các nhà quan sát ngoại giao nhận định chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Mỹ công bố hôm 11-2 có thể khiến Trung Quốc khó sử dụng ảnh hưởng kinh tế của mình trong khu vực hơn trong thời gian dài hạn, ngay cả khi các cuộc khủng hoảng khác đang khiến Mỹ phân tâm, tờ Tờ South China Morning Post (SCMP) đưa tin.

Theo các nhà quan sát, giữa bối cảnh các quan chức cấp cao Mỹ cảnh báo rằng một cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga có thể "bắt đầu bất cứ lúc nào", khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn là trọng tâm quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Khu vực AĐD-TBD - Trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ 

Trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tái khẳng định nhu cầu gắn bó lâu dài trong khu vực, bao gồm việc mở rộng sự hiện diện của lực lượng tuần duyên Mỹ, cũng như thúc đẩy các liên minh mạnh mẽ hơn trong khu vực, nhằm đối phó “hành vi gây hấn và cưỡng ép” của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như đối với Đài Loan.

Bước đi mới của Mỹ có thể siết chặt ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh tại AĐD-TBD - ảnh 1
Liên quan chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới, các nhà phân tích nhận định trọng tâm của Mỹ đang dồn vào Trung Quốc. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Nhà Trắng cho biết: “Sự tập trung ngày càng tăng này của Mỹ một phần là do Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương phải đối mặt những thách thức ngày càng lớn, đặc biệt là từ phía Trung Quốc”.

“[Trung Quốc] đang kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ khi theo đuổi ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tìm cách trở thành cường quốc có ảnh hưởng nhất thế giới” – Nhà Trắng đánh giá.

“Mỹ sẽ bảo vệ lợi ích của mình, ngăn chặn sự gây hấn về quân sự chống lại đất nước cũng như các đồng minh và đối tác của chúng tôi - gồm cả trên eo biển Đài Loan - và thúc đẩy an ninh khu vực bằng cách phát triển các năng lực mới, các khái niệm hoạt động, các hoạt động quân sự, các sáng kiến công nghiệp quốc phòng và một thế trận kiên cường hơn” – Nhà Trắng nhấn mạnh.

SCMP dẫn lời Giáo sư quan hệ quốc tế Thời Ân Hoành (Shi Yinhong) tại Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận định việc công bố chiến lược trên báo hiệu rằng trọng tâm chiến lược của Mỹ vẫn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

“Sức ép của Mỹ đối với Trung Quốc có thể giảm bớt trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, chính Trung Quốc chứ không phải Nga mới được coi là đối thủ nặng ký nhất với Mỹ” - ông Shi bình luận.

Đồng quan điểm, ông Aaron Rabena - thành viên nghiên cứu tại Tổ chức Con đường Tiến bộ Châu Á-Thái Bình Dương (Philippines) - nói rằng xung đột ở Iraq và Afghanistan đã cướp đi “nguồn lực và năng lực xoay xở tình hình” của Mỹ.

“Mỹ nên thấy rằng bất chấp căng thẳng hoặc xung đột ở Ukraine, chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn đứng vững và các nguồn lực của Mỹ sẽ vẫn tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” – ông Rabena bình luận.

Ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc tại khu vực sẽ bị siết chặt?

Giờ đây, trọng tâm của Mỹ dường như cũng tập trung vào việc kiềm chế ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, vốn đã gia tăng trong thập niên qua.

Điều này đến trong bối cảnh cam kết của Mỹ đối với khu vực thời gian qua bị hoài nghi, đặc biệt khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm 2017 quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Bước đi mới của Mỹ có thể siết chặt ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh tại AĐD-TBD - ảnh 2
Bước đi mới của Mỹ có thể siết chặt ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh tại AĐD-TBD. Ảnh: AFP

Theo SCMP, chiến lược mới của Mỹ bao gồm khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó bao quát mọi lĩnh vực từ thương mại kỹ thuật số, tiêu chuẩn lao động và môi trường, đến tạo thuận lợi thương mại và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

Trong tài liệu, Mỹ cho biết mục tiêu của mình “không phải là thay đổi Trung Quốc mà là định hình môi trường chiến lược mà nước này hoạt động, xây dựng sự cân bằng ảnh hưởng trên thế giới có lợi tối đa cho Mỹ, các đồng minh và đối tác, và những lợi ích và giá trị mà chúng tôi chia sẻ”.

Nhận định về chiến lược trên, Giáo sư Thời Ân Hoành cho rằng khuôn khổ kinh tế mới có khả năng loại trừ Trung Quốc, và Mỹ có thể tìm cách xây dựng một “môi trường chiến lược” vốn có thể sẽ khó khăn đối với Bắc Kinh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

“Mỹ đã nói rằng họ sẽ không tìm cách thay đổi Trung Quốc, có nghĩa là họ sẽ không tìm cách thay đổi hệ thống chính trị của Trung Quốc mà xây dựng một môi trường chiến lược có lợi cho các đồng minh và đối tác của mình. Mỹ sẽ cố gây khó khăn cho Trung Quốc" – giáo sư này nhận định.

Xem thêm: lmth.3903401-dbtdda-iat-hnik-cab-auc-et-hnik-gnouh-hna-tahc-teis-eht-oc-ym-auc-iom-id-coub/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bước đi mới của Mỹ có thể siết chặt ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh tại AĐD-TBD”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools