Phao cảm biến MarineLabs đã phát hiện ra sóng "sát thủ" ngoài khơi Ucluelet, British Columbia - Ảnh: CNN
Ông Johannes Gemmrich, một trong những nhà nghiên cứu chính về sóng bất thường tại Đại học Victoria, cho biết: "Không có cường độ sóng nào lớn đến như vậy. Xác suất xảy ra hiện tượng này là một lần trong 1.300 năm".
Làn sóng "sát thủ" được đặt tên Rogues đã gây chấn động trong cộng đồng các nhà khoa học, vì nó tỉ lệ thuận với con sóng cực đoan nhất từng được ghi nhận. Mặc dù xảy ra vào tháng 11-2020, nhưng nghiên cứu xác nhận sự việc chỉ mới được công bố vào ngày 2-2-2022.
Ông Scott Beatty, giám đốc điều hành của MarineLabs, công ty vận hành phao đo sóng, nói với Đài CNN: "Chúng trông giống như một con sóng có bốn tầng nhô lên khỏi mặt nước, có một đỉnh lớn và các rãnh lớn".
Hiệp hội Khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA) giải thích: "Sóng Rogues được các nhà khoa học gọi là 'sóng sát thủ'. Con sóng này rất khó đoán và thường đến bất ngờ".
Những con sóng "sát thủ" có thể gây ra mối đe dọa đáng kể đối với các hoạt động hàng hải cũng như người dân, do sức mạnh to lớn và sự khó đoán của hiện tượng này, ông Beatty cho hay.
"Hiện tượng diễn ra bất ngờ nên thuyền trưởng ít được cảnh báo, có thể gây ra một số thiệt hại cho tàu. Vì họ không kịp thời gian để thay đổi hướng đi hoặc phản ứng với nó", ông Gemmrich nói thêm.
Video mô phỏng con sóng "sát thủ" ngoài khơi biển Vancouver của Marine Labs - Nguồn: MARINELABS
Một quan niệm sai lầm phổ biến mà ông Gemmrich muốn nhấn mạnh là sóng "sát thủ" khác với sóng thần. Mặc dù cả hai đều nổi tiếng là sóng lớn, nhưng cách chúng xuất hiện lại hoàn toàn khác nhau.
"Sóng ‘sát thủ’ do gió tạo ra, vì vậy tần suất xuất hiện của chúng cực ít. Trong khi đó, sóng thần thường được tạo ra từ trận động đất dưới nước hoặc một vụ phun trào núi lửa", ông Gemmrich nói.
Các cộng đồng ven biển ở mọi nơi đều dễ bị ảnh hưởng từ những đợt sóng bất hảo này. Theo ông Gemmrich, bất cứ nơi nào tiếp xúc với nước đều có thể gặp phải sóng dữ, mặc dù những nơi có dòng chảy mạnh có thể dễ nhìn thấy chúng hơn.
Đảo Vancouver không có báo cáo về thiệt hại do sóng dữ vì xảy ra ngoài khơi xa. Tuy nhiên, chúng có thể gây nguy hiểm nếu xuất phát gần bờ biển hơn.
Để đảm bảo an toàn tốt hơn trong tương lai, cộng đồng khoa học đang thúc đẩy các nghiên cứu và dự báo tốt hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa thiệt hại cho hoạt động hàng hải và người dân do loại sóng này gây ra.
TTO - Ít nhất 24 người thiệt mạng và 32 người bị thương vì sạt lở đất tại thủ đô Quito của Ecuador. Nhân chứng kể lại nước và đá đổ xuống từ mái nhà và cửa sổ trước khi mọi thứ đổ sụp.
Xem thêm: mth.10052052131202202-neih-taux-m671-oac-uht-tas-gnos-man-0031-gnort-neit-uad-nal/nv.ertiout