vĐồng tin tức tài chính 365

'Con bé chạy lại chỗ ba mẹ và "xổ" một tràng tiếng Anh'

2022-02-14 06:27
Con bé chạy lại chỗ ba mẹ và xổ một tràng tiếng Anh - Ảnh 1.

Hai chị em tự làm được nhiều việc, không ỷ lại vào cha mẹ - Ảnh: KIẾN XÍU

Sinh con ở xứ người, nhất là khi không có gia đình mình bên cạnh, thì khó khăn gấp bội. Nhưng rồi cách nuôi con ở xứ chuột túi đã cho tôi rất nhiều trải nghiệm thú vị …

Sinh đôi, một trai một gái. Mẹ dạy hai chị em gọi nhau là chị Hai và Út, thân mật như kiểu ở Việt Nam. Chị Hai luôn tự hào mình lớn hơn em trai 2 phút. Đi đâu ai có hỏi thì cũng được chị Hai trả lời một cách tự hào, và thằng em sẽ trả lời theo kiểu hài hước của nó.

1. Vất vả mỗi lần mỗi khác, mỗi năm mỗi khác. Những tưởng cha mẹ sẽ dạy dỗ chúng nhiều, nhưng thực ra những điều học lại từ con thật tình thấy mình cũng chẳng lỗ. 

Thằng em bị chứng trào ngược thực quản, ăn miếng nào là vòi rồng ra hết miếng nấy. Có lần nửa đêm, dậy bú khuya và… ọc, lại như mọi bận. Ba là người Úc thì lui cui thu dọn bữa tối trào ngược của con, mẹ thì lật đật chạy tắm rửa cho cu nhóc. Anh chàng thì khóc nức nở vì mũi họng đờm dãi, mẹ vừa cố gắng làm sạch miệng mũi cho con vừa như muốn khóc vì sao mình vất vả đến vậy.

Vừa chực khóc, bỗng một bàn tay nhỏ nhắn đặt lên vai mình, là con gái, vừa đưa cái khăn cho mẹ vừa mếu máo bảo: "Em có sao không mẹ? Con thương em quá! Con không muốn em phải đi bệnh viện vì mẹ cần phải ngủ". Ôm cả hai đứa vào lòng, cả mẹ cả con nước mắt ngắn dài. Thương vì chị biết thương em, thương vì con biết nghĩ cho mẹ.

Rồi chúng 3 tuổi, cậu Út hết hẳn chứng trào ngược, ăn uống khỏe mạnh, bình thường. Con chơi đùa vui vẻ, cha mẹ yên tâm nhiều phần. Một chiều đến nhà chị bạn chơi, chị đang du học tiến sĩ bên này. Cậu Út tìm thấy một quyển sách, rất tâm đắc và muốn khoe với mẹ ngay. Cậu bước nhanh về phía mẹ, miệng liến thoắng, mắt vẫn dán vào trang sách: "Mẹ, mẹ, xem này!".

Vừa dứt lời thì cậu Út húc thẳng vào bức tường chắn, khóc toáng. Cô bạn mẹ vừa nghe nó khóc ré lên vội lao ra ôm chầm lấy nó, tay cô vỗ đành đạch vào cái tường: "Ôi cha, ôi cha, cái tường hư, cái tường làm đau em!".

Mẹ Kiến không ngạc nhiên với cách phản ứng ấy của cô vì đó cũng là thói quen của nhiều người mẹ Việt từ xưa nay trong hoàn cảnh tương tự. Lạ lùng, cậu Út nín bặt. Nó bắt đầu nhìn cô một cách hoang mang, rồi nói: "Sao cô đánh cái tường? Lỗi của con đi không nhìn đường mà!". 

Không dám phá ra cười vì sợ cô thêm mắc cỡ, mẹ Kiến chỉ dang tay để cậu Út chạy vào lòng mẹ. "Lần sau con nhớ con phải làm gì để không bị đau?" - "Con phải nhìn đường con đi!". Nói rồi, cậu giới thiệu cho mẹ xem quyển sách cậu vừa tìm thấy trên kệ sách của cô. Còn mẹ và cô được bài học: bọn trẻ thường không đổ lỗi cho ai, người lớn tránh dạy cho trẻ thói quen đổ thừa.

2. Đến tuổi đi học. Trường mẫu giáo ở Úc tập cho con tính tự lập, tự ăn, tự ngủ, tự xếp chăn gối vào cặp mỗi ngày. Giờ nào việc nấy. Ở nhà cũng vậy. 45 phút giờ ăn của gia đình là đúng 45 phút, không ì èo ngồi đút hay năn nỉ ỉ ôi, dụ dỗ bằng tivi, điện thoại hay điều gì khác. 

45 phút ăn tối của gia đình là những câu chuyện trong ngày của mỗi người kể cho nhau nghe. Các con nói nhiều hơn ba mẹ, chính vì vậy ba mẹ hiểu được con gặp khó khăn, thuận lợi gì ở trường, con chơi với tuýp bạn nào thì ba mẹ cũng có thể hình dung ra được để yên tâm hay có lời khuyên tức thời cho con. Căn nhà nhỏ luôn rộn rã tiếng cười ở xứ chuột túi.

Giờ chị Hai và Út bắt đầu vào tuổi teen. Đồng phục của trường lúc nào cũng phải chỉn chu. Cậu Út đã biết tự thắt cà vạt mỗi sáng đến trường. Bữa mẹ kiểm tra quần áo trước khi bật máy giặt, thấy giấy kẹo trong túi. Hỏi: "Sao lại bỏ rác vào trong túi?". Cậu đáp: "Dạ, thưa mẹ, vì lúc đó xung quanh con không có cái thùng rác nào hết. Con xin lỗi mẹ con quên lấy ra".

Từ nhỏ ở Úc là vậy đó, không bao giờ xả rác ở bất cứ đâu, thói quen mà nhiều thế hệ người lớn mình cũng cần phải rèn luyện. Nhớ có lần về Việt Nam đón Tết, đưa các con lên khu du lịch Madagui (Lâm Đồng) ở một khu thác nhỏ, thấy rác rến xung quanh của nhóm đi chơi trước bỏ lại. Chẳng nói chẳng rằng, hai chị em lấy cái chổi gần đó hì hục quét dọn cho đến khi sạch mới thôi.

Con bé chạy lại chỗ ba mẹ và xổ một tràng tiếng Anh - Ảnh 2.

Các con sống gần gũi với thiên nhiên và tự xoay xở nhiều việc - Ảnh: KIẾN XÍU

3. Chiều qua, hai chị em đi xe buýt từ trường về như thường lệ. Chị Hai chạy vào phòng làm việc của mẹ nói: "Mẹ ơi, hôm nay mẹ không phải nấu cơm nha. Con và em sẽ chuẩn bị bữa tối cho cả nhà!". Không có gì ngạc nhiên, mẹ tập cho các con vào bếp từ lúc 3-4 tuổi, tập cho các con biết dọn dẹp phòng, biết thay chăn gối, xếp quần áo, biết tự dọn phòng tắm của mình…

Biết là các con làm sẽ chưa đẹp, chưa ngon, chưa tốt ngay được, nhưng chưa bao giờ ba mẹ chê trách vì biết rằng ba mẹ không thể theo các con mãi được, sẽ có những lúc chúng phải tự làm tất cả cho bản thân và có khi cho ba mẹ, nên việc học từ nhỏ là điều cần thiết. 

Khen động viên là điều luôn làm trước tiên, sau đó trong bữa cơm hoặc thời gian di chuyển trong xe sẽ là lúc "rút kinh nghiệm", những lời khuyên sẽ được đưa ra. Ngược lại, bọn nhỏ cũng nhắc ba mẹ những gì ba mẹ "làm chưa đúng" theo quan điểm của bọn chúng để ba mẹ có "cơ hội" sửa sai.

4. Các con mang hai dòng máu Việt - Úc. Mẹ Kiến cho các con nghe nhạc, đọc sách, đọc thơ tiếng Việt cho các con từ khi các con mới tượng hình. Sinh ra cũng là nghe tiếng Việt của mẹ đầu tiên. Tuy nhiên, khi các con lớn hơn thì bắt đầu ý thức về "sự khác biệt" giữa ba mẹ là ngôn ngữ. 

Có một lần, con gái đang hào hứng với một phát hiện mới ở ngoài vườn. Con bé chạy vội lại chỗ ba mẹ và "xổ" một tràng tiếng Anh. Mẹ - vẫn như thường lệ - vờ không hiểu và yêu cầu con nói bằng tiếng Việt (quy tắc: tiếng Việt với mẹ và tiếng Anh với ba). Tưởng sao, con bé "bất chấp" quay qua nói chuyện với ba về vấn đề nó đang quan tâm bằng tiếng Anh.

Xong đâu đó, cô nàng mới quay sang mẹ, cố gắng tìm từ để giải thích cho mẹ (mẹ vẫn vờ như là mới hiểu để khuyến khích con tiếp tục vận dụng vốn ngôn ngữ con có). Câu chuyện chậm lại đôi chút, nhưng nhịp nhàng tung hứng mẹ - con chưa bao giờ làm bọn nhỏ nản về việc học tiếng Việt. 

"Dạ, thưa" đều không được bỏ sót trong bất kỳ cuộc đối thoại nào. Điều yêu nhất đối với các con là đồng hành cùng mẹ giữ gìn văn hóa Việt trong gia đình. Chuyện kỳ thị sắc tộc vẫn luôn xảy ra trên đất nước này, nhưng chúng luôn động viên mẹ nên tự tin vì chúng cũng yêu đất nước Việt Nam như mẹ của chúng đã gửi tâm hồn ở nơi đấy.

Cảm ơn các con đã cùng mẹ làm bạn và chúng mình cùng "lớn lên" mỗi ngày…

Tính dân chủ luôn được tôn trọng trong gia đình. Những lời "cảm ơn", "xin lỗi" và "I love you" chưa bao giờ được dùng một cách "hà tiện" trong nhà; càng hào phóng sử dụng chúng, không khí đầm ấm trong nhà càng lan tỏa…

Bài học trung thực

Lên trung học rồi, bài tập các con nhiều hơn trước. Buổi tối, sau giờ cơm, cả nhà cùng dọn bàn ăn và bếp. Các con làm bài tập, ba mẹ thì tiếp tục giải quyết việc còn lại trong ngày của mình để mọi người cùng xong cho giờ TV của gia đình. Nhoáng cái, thấy cậu Út đã chuẩn bị lôi bộ cờ tướng ra chơi với mẹ. Mẹ hỏi: "Con đã làm bài tập xong chưa?". Cậu đáp: "Dạ thưa mẹ, con xong rồi!". "Sao con không đưa cho mẹ kiểm tra?".

"Vì đây là bài cô cho về nhà làm, nên không thể đưa cho ba mẹ xem được, thưa mẹ!". Kết quả giữa kỳ vừa rồi, ba mẹ và các con đều hài lòng. Tính nghiêm túc và không gian lận luôn được tôn trọng ở xứ chuột túi, mặc dù ở nhà có muốn gian lận thì cũng chả thầy cô nào biết, nhưng bọn nhỏ đã không chọn cách đó.

Ba mẹ hiện đại dạy con thời 4.0Ba mẹ hiện đại dạy con thời 4.0

Nằm trong Dự án Math & Science Inspiration, trường trực tuyến dạy tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học iSMART Online School lên kế hoạch tổ chức chuỗi hội thảo trực tuyến 'iParent Talkshow: Ba mẹ hiện đại - Dạy con thời 4.0'.

Xem thêm: mth.60172242231202202-hna-gneit-gnart-tom-ox-av-em-ab-ohc-ial-yahc-eb-noc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Con bé chạy lại chỗ ba mẹ và "xổ" một tràng tiếng Anh'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools