vĐồng tin tức tài chính 365

Sự kiện thị trường ngoại hối tuần này 14/2 - 18/2: Fed và căng thẳng Nga - Ukraine chi phối giao dịch

2022-02-14 07:02

Theo nhận định của Investing.com, lo ngại xoay quanh căng thẳng giữa Nga và Ukraine, cùng với kế hoạch tăng lãi suất khó đoán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dường như sẽ tác động mạnh đến giao dịch ngoại hối tuần này.

Biên bản cuộc họp của Fed sẽ cho nhà đầu tư biết các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang muốn tăng lãi suất nhanh và mạnh đến đâu. Ngoài ra, bài phát biểu của một số quan chức Fed trên truyền thông cũng có thể là gợi ý cho thị trường.

Trên lịch kinh tế, số liệu lạm phát giá sản xuất của Mỹ (PPI) có thể sẽ gây chú ý cho nhà đầu tư, đặc biệt là sau khi lạm phát giá tiêu dùng (CPI) đạt đỉnh 40 năm vào tháng trước.

Tại Anh, chính phủ sẽ công bố một loạt dữ liệu kinh tế, qua đó có thể giúp củng cố lập trường chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) trong thời gian tới.

Sự kiện thị trường ngoại hối tuần này 14/2 - 18/2: Fed và căng thẳng Nga - Ukraine chi phối giao dịch - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Nikkei/AP).

Dưới đây là một số sự kiện tiêu biểu có khả năng tác động đến giao dịch ngoại hối tuần:

1. Căng thẳng địa chính trị

Cuối tuần trước, sau khi Nhà Trắng cảnh báo Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào, ba chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đồng loạt giảm điểm. Trong khi đó, giá trị của trái phiếu Kho bạc Mỹ, đồng USD và các tài sản trú ẩn khác như vàng cùng đi lên.

Giá dầu thô cũng bật tăng mạnh mẽ trong bối cảng Nga - một nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu, có nguy cơ bị phương Tây trừng phạt, gây ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng vốn đã bị siết chặt.

Một số nhà phân tích cảnh báo rằng giá "vàng đen" tăng cao có thể làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát, gây thêm áp lực buộc Fed phải nâng lãi suất mạnh tay hơn.

Chia sẻ với Reuters, ông Bill Adams - kinh tế trưởng của Comerica Bank, nhấn mạnh: "Nếu Nga động binh với Ukraine, giá dầu ắt hẳn sẽ lên cao hơn. Áp lực lạm phát do đó sẽ phình to hơn và nhân đôi áp lực đối với Fed".

"Từ quan điểm của các nhà hoạch định chính sách, ảnh hưởng của cuộc động binh đối với lạm phát và giá năng lượng có thể lớn hơn nhiều so với tác động của nó đối với tăng trưởng toàn cầu".

2. Biên bản cuộc họp của Fed

Giữa lúc thị trường tin tưởng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang - cơ quan quyết định lãi suất và chính sách tiền tệ của Fed, sẽ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 3 tới, biên bản buộc họp tháng 1 sẽ cho nhà đầu tư biết được gợi ý của chính các quan chức Fed. Biên bản này dự kiến được công bố vào ngày 16/2.

Tháng trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát tín hiệu sẽ nâng lãi suất ngay trong tháng 3. Hơn nữa, ông Powell khẳng định ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới "còn khá nhiều dư địa" để tăng lãi suất mà không đe dọa đến sự phục hồi của thị trường lao động.

Sự kiện thị trường ngoại hối tuần này 14/2 - 18/2: Fed và căng thẳng Nga - Ukraine chi phối giao dịch - Ảnh 2.

Hôm 11/2, Goldman Sachs đã "nối gót" Bank of America, dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất tổng cộng 7 lần trong năm nay, mỗi lần khoảng 25 điểm cơ bản. Trước đó, Goldman Sachs dự đoán khoảng 5 lần.

Trong tuần này, một loạt quan chức Fed sẽ xuất hiện trước công chúng nên các nhà đầu tư có thể theo dõi thêm để biết nhận định cá nhân của họ.

Một số cái tên nổi bật gồm Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis - James Bullard và Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland - Loretta Mester (ngày 17/2); Thống đốc Fed Lael Brainard, Thống đốc Christopher Waller, Chủ tịch Fed chi nhánh New York - John Williams và Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago - Charles Evans (ngày 18/2).

Tuần trước, sau khi chính phủ công bố số liệu CPI mới nhất, ông Bullard kỳ vọng Fed có thể tăng lãi suất đủ 100 điểm cơ bản trong ba cuộc họp sắp tới.

3. Dữ liệu kinh tế Mỹ

Thị trường ngoại hối sẽ có thêm dữ kiện về bức tranh lạm phát tại Mỹ khi Washington công bố chỉ số PPI vào ngày 15/2. Các nhà phân tích dự đoán số liệu PPI của tháng 1 sẽ tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát tăng cao đã khiến tâm lý của người tiêu dùng xấu đi. Do đó, dữ liệu về doanh số bán lẻ - dự kiến công bố ngày 16/2, cũng sẽ được nhà đầu tư quan tâm. Giới phân tích cho rằng doanh số bán lẻ tháng 1 sẽ tăng khoảng 1,8% so với tháng trước đó, nhờ doanh số bán ô tô cao hơn.

Ngoài ra, trong tuần này, Mỹ còn công bố thêm một loạt báo cáo về sản lượng công nghiệp, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần, doanh số bán nhà hiện có, số lượng giấy phép xây dựng mới.

4. Dữ liệu kinh tế của Anh

Mặt trận dữ liệu kinh tế của Anh tuần này sẽ rất bận rộn, khi chính phủ công bố rất nhiều dữ liệu quan trọng như báo cáo việc làm (ngày 15/2), báo cáo lạm phát (ngày 16/2) và doanh số bán lẻ (ngày 18/2).

BoE vừa thực hiện hai đợt tăng lãi suất liên tiếp đầu tiên kể từ năm 2004 trong bối cảnh áp lực lạm phát phình to và dự kiến đạt đỉnh trên 7%. Thị trường dự đoán BoE sẽ nâng lãi suất thêm 130 điểm cơ bản trước thời điểm cuối năm nay.

Theo nhận định của các nhà phân tích, tỷ lệ thất nghiệp của Anh trong tháng 1 sẽ đi ngang so với tháng trước đó (khoảng 4,1%), trong khi tỷ lệ lạm phát sẽ ổn định ở mức 5,4%.

Doanh số bán kẻ được kỳ vọng sẽ phục hồi từ mức giảm 3,7% của tháng 12. Tuy nhiên, lạm phát, hóa đơn năng lượng và lãi suất tăng đang đe dọa triển vọng phục hồi của ngành bán lẻ.

Xem thêm: mth.74413910041202202-hcid-oaig-iohp-ihc-eniarku-agn-gnaht-gnac-av-def-2-81-2-41-yan-naut-ioh-iaogn-gnourt-iht-neik-us/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sự kiện thị trường ngoại hối tuần này 14/2 - 18/2: Fed và căng thẳng Nga - Ukraine chi phối giao dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools