Người biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội New Zealand ở Wellington ngày 11-2 - Ảnh: AFP
Người đứng sau chiến dịch âm nhạc này là chủ tịch Hạ viện New Zealand, ông Trevor Mallard.
Theo báo Guardian, danh sách nhạc mà ông soạn bao gồm nhiều bài hát nổi tiếng của ca sĩ Barry Manilow, hay những bài "bắt tai" như Macarena. Ông cũng lên mạng xã hội Twitter đề nghị mọi người tham gia đề nghị bài hát.
Ngày 13-2, danh sách nhạc đổi sang các bài như You're beautiful của James Blunt hay một phiên bản vui nhộn của bài My heart will go on đang thịnh hành trên mạng.
Danh sách thậm chí có bài Let it go nổi tiếng từ phim hoạt hình Frozen hay bản nhạc thiếu nhi "tỉ view" Baby shark. Đài RNZ mô tả hầu hết người biểu tình đều biết những bài này và hát theo.
Đáp lại, những người biểu tình bật bài hát We're not gonna take it (Chúng tôi sẽ không chấp nhận), gần như đã trở thành nhạc hiệu của phong trào.
Làn sóng biểu tình "Freedom convey" (Đoàn xe tự do) đang diễn ra ở New Zealand bắt nguồn từ phong trào ở Canada phản đối chính sách bắt buộc tiêm ngừa của chính quyền.
Ở thủ đô Wellington của New Zealand, đám đông tụ tập trên đường phố và dựng lều trại ở khu vực quốc hội nước này.
Chính quyền đã thay đổi cách tiếp cận sau khi xảy ra một số đụng độ, trong đó có vụ 2 nữ cảnh sát túm tóc một phụ nữ biểu tình khỏa thân.
Ông Mallard còn cho bật các vòi phun nước ở tòa nhà quốc hội suốt đêm. "Nếu mọi người bị ướt từ đầu đến chân thì có lẽ họ sẽ cảm thấy khó chịu và muốn trở về nhà", ông nói.
Một em bé chơi với vòi thoát nước sau khi quốc hội cho bật các vòi phun nước suốt đêm để giải tán người biểu tình - Ảnh: AFP
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người cố thủ tại các khu vực biểu tình. Trong khi đó, cảnh sát ở Wellington cho biết việc đối thoại với người biểu tình rất khó khăn.
New Zealand đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, đóng cửa biên giới để chống dịch COVID-19 ngay từ đầu.
Tuy nhiên, mới đây Thủ tướng Jacinda Ardern tuyên bố bỏ yêu cầu cách ly với du khách khi nước này bắt đầu mở cửa lại và cam kết không phong tỏa lần nữa. Hiện 77% của 5 triệu dân ở nước này đã tiêm ngừa đầy đủ.
TTO - Đây là một trong nhiều bước đi mở cửa biên giới vừa được New Zealand đưa ra. Cho đến nay, New Zealand là một trong số ít quốc gia duy trì những biện pháp chống dịch nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.
Xem thêm: mth.70951729041202202-hnit-ueib-iougn-uad-cahn-ma-gnud-dnalaez-wen-neyuq-hnihc/nv.ertiout