vĐồng tin tức tài chính 365

“Kết hôn đúng là vì tiền!”: Một nhà kinh tế hàng đầu chia sẻ lợi ích về tài chính đáng kinh ngạc của việc "có đôi có cặp

2022-02-15 03:05

*Bài viết thể hiện quan điểm của Laurence J. Kotlikoff. Ông là một giáo sư kinh tế và là tác giả của cuốn sách "Money Magic: An Economist’s Secrets to More money, less Risk and a Better Life. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ về Kinh tế tại Đại học Harvard năm 1977. Bài viết của ông đã xuất hiện trên The New York Times, WSJ, Bloomberg và The Financial Times. Năm 2014, The Economist đã vinh danh ông là một trong 25 nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất thế giới. 

Ngày lễ Tình nhân sắp đến và nhiều người cũng đang tính chuyện kết hôn. Theo Wedding Report, năm nay sẽ có khoảng 2.5 triệu đám cưới được tổ chức. Đây là con số khủng nhất kể từ năm 1984.

Với vai trò là một nhà kinh tế, tôi ủng hộ quan điểm: Hôn nhân tốt hơn hẳn việc chỉ ở bên nhau dài lâu. Tôi không phải là chuyên gia về việc làm thế nào để gặp được tình yêu của đời bạn; mục tiêu của tôi là phải chắc chắn rằng bạn đánh đổi vợ/chồng hoặc người bạn đồng hành của mình để có được các nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ tài chính mà mỗi người có thể mang lại.

Đúng vậy, đánh đổi tình yêu nghe có vẻ nhẫn tâm, nhưng nó lại được thể hiện rõ thông qua 1,500 ứng dụng và website hẹn hò của Mỹ.

Kết hôn vì tiền chẳng phải là việc xấu

Tôi không khẳng định rằng tiền là yếu tố quyết định duy nhất của việc kết đôi. Với hầu hết mọi người, tình yêu vượt qua cả tiền bạc. Nhưng con người chúng ta có khả năng yêu rất nhiều người. Và không có gì phải xấu hổ khi muốn đem lòng yêu người có thể cung cấp cho bạn mức sống cao hơn.

Nói cách khác: Nếu có hai người ngang nhau ở hầu hết các khía cạnh, ngoại trừ việc một người kiếm được nhiều tiền gấp đôi người kia, thì đừng thử vận may. Hãy chọn người kiếm được nhiều tiền hơn. Đúng vậy, đó là kết hôn vì tiền. Nhưng bạn không phải là người đầu tiên chọn phương án này đâu, có nhiều người đã và đang lựa chọn như thế.  

Lựa chọn kết hôn thay vì chỉ ở bên nhau dài lâu có thể phải trả thuế cao hơn, nhưng nó đi cùng với một loạt các thỏa thuận bảo hiểm ngầm có giá trị. Hôn nhân khiến chúng trở nên chính thức và hợp pháp.

Hôn nhân có thể gắn liền với các lợi ích An sinh Xã hội quan trọng

Ngoài những lợi ích tài chính ngắn hạn như sự kết hợp ngầm của các nguồn lực, hôn nhân còn có các lợi ích lâu dài.

Đầu tiên, chỉ sau 9 tháng, bạn có đủ điều kiện để nhận các khoản trợ cấp An sinh xã hội cho người góa bụa trong tương lai. Thêm vào đó, sau một năm kết hôn, bạn và bạn đời của bạn có đủ tư cách để hưởng quyền lợi vợ chồng trong tương lai. Và nếu bạn vẫn giữ gìn được cuộc hôn nhân của mình trong 10 năm, bạn đủ điều kiện nhận quyền lợi của người vợ/chồng đã ly hôn và góa phụ đã ly hôn.

Nhưng rõ ràng, với cách thức mà quyền lợi An sinh xã hội hoạt động, quyền lợi vợ chồng chỉ hữu dụng đối với người kiếm được rất ít về mặt tổng thể và cũng kiếm được ít hơn nhiều so với người bạn đời của họ.

Mặt khác, trợ cấp góa bụa có thể có giá trị to lớn đối với vợ/chồng hợp pháp (hoặc người đã ly hôn) có thu nhập thấp hơn, miễn là người bạn đời (hoặc vợ/chồng cũ) có thu nhập cao hơn chết trước.

Kết hôn, nhưng luôn luôn cho rằng bạn sẽ ly dị

Hôn nhân có thể có lợi cho mức sống lâu dài của bạn nếu bạn được nhận tiền cấp dưỡng khi ly hôn, mặc dù ở mức độ không hoàn hảo và không chắc chắn.

Theo số liệu của công ty luật Wilkinson & Finkbeiner có trụ sở tại California, ước tính có khoảng 41% tất cả các cuộc hôn nhân đầu tiên sẽ kết thúc bằng ly hôn hoặc ly thân. Khoảng 60% cuộc hôn nhân thứ hai sẽ thất bại, trong khi 73% cuộc hôn nhân thứ ba sẽ bắt đầu bằng "forever" (mãi mãi) và kết thúc bằng "sayonara" (tạm biệt).

Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều tin rằng mình sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền lâu. Các nhà kinh tế học gọi hiện tượng này là "kỳ vọng phi lý" - khi mọi người cùng tin vào một điều gì đó mà họ biết là sai lầm chung.

Nhưng mơ tưởng về hôn nhân phải trả cái giá rất đắt. Nhiều cuộc hôn nhân kết thúc bằng cuộc chiến ly hôn tốn kém, con cái buộc phải chọn sẽ sống cùng bố hay mẹ và mối quan hệ gia đình bị chia cắt vĩnh viễn.

Có lẽ đã đến lúc điều chỉnh lại ý tưởng về hôn nhân của chúng ta từ quan hệ bên nhau trọn đời thành một thỏa thuận tạm thời, chúc mừng khi mối quan hệ còn bền chặt và không than vãn vì phải chia tay.

Hãy làm một hợp đồng tiền hôn nhân

Lấy trường hợp giả định là Sally, người muốn người chồng sắp cưới của mình là Sam, ở nhà với lũ trẻ trong khi cô theo đuổi ước mơ cả đời của mình là trở thành một nhà thầu. Sally là một người dám nghĩ dám làm. Kế hoạch của cô ấy là sẽ vay 1 triệu USD, xây dựng và bán một căn nhà mơ ước rồi dùng nó để thể hiện tài năng của mình.

Theo cách nhìn của Sam, vấn đề ở đây là hoàn thành ước mơ của Sally đồng nghĩa với việc từ bỏ sự nghiệp của anh. Thêm vào đó, nếu họ chia tay và căn nhà được bán với giá 500,000 USD, Sam sẽ mắc kẹt với khoản nợ 250,000 USD của "họ".

Hơn nữa, Sally muốn sống ở Texas, nơi ít hào phóng hơn trong việc cung cấp tiền cấp dưỡng so với Massachusetts. Vì vậy, nếu sự nghiệp của Sally thăng tiến nhưng cô ấy lại thành công với nhà thầu phụ về gạch, thì Sam sẽ chỉ thu được chút ít giá trị từ khoản đầu tư của mình.

Nếu Sally và Sam kết hôn mà không giải quyết được xung đột tiềm tàng này, Sam có thể sẽ cực kỳ lo lắng và đệ đơn ly hôn trước khi anh cùng ký tên vào khoản vay xây dựng với Sally. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu họ ký một hợp đồng mà trong đó có ấn định rằng sau khi ly hôn, Sally trả tất cả các khoản nợ xây dựng, nhưng Sam chỉ được hưởng một nửa lợi nhuận nếu công ty của Sally thành công trong 20 năm?

Điều này sẽ giúp Sally thực hiện điều cô muốn, trong khi đó Sam cũng được bảo đảm quyền lợi.

Mặc dù rõ ràng hợp đồng trước hôn nhân có lợi, nhưng sai lầm lớn mà nhiều người mắc phải chính là không ký kết. Bất kể mối quan tâm về tài chính nào được giải quyết trong hợp đồng trước hôn nhân tất yếu sẽ nảy sinh một khi bạn kết hôn. 

Tốt hơn hết là hãy thương lượng trước về cách giải quyết mọi việc hơn là để một bên cảm thấy khi kết hôn, họ mất khả năng thương lượng trong việc đưa ra các quyết định tài chính có thể gây thiệt hại cho họ trong bối cảnh ly hôn.

Lời khuyên của tôi? Khi bạn quỳ một chân xuống và cầu hôn, hãy lấy ra từ túi của bạn 2 thứ - một chiếc nhẫn kim cương lấp lánh và một thỏa thuận tiền hôn nhân, chắc chắn giá trị hơn nhiều so với vàng dù chúng có cùng trọng lượng.

Tham khảo CNBC

http://tintuc.vdong.vn/02/1229241.htm

Xem thêm: nhc.79224555141202202-pac-oc-iod-oc-ceiv-auc-cagn-hnik-gnad-hnihc-iat-ev-hci-iol-es-aihc-uad-gnah-et-hnik-ahn-tom-neit-iv-al-gnud-noh-tek/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

““Kết hôn đúng là vì tiền!”: Một nhà kinh tế hàng đầu chia sẻ lợi ích về tài chính đáng kinh ngạc của việc "có đôi có cặp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools