vĐồng tin tức tài chính 365

Chứng khoán Mỹ tiếp tục xuống dốc khi căng thẳng Ukraine chưa hạ nhiệt

2022-02-15 08:13
Chứng khoán Mỹ tiếp tục xuống dốc khi căng thẳng Ukraine chưa hạ nhiệt - Ảnh 1.

Dow Jones và S&P 500 đi xuống rõ rệt trong khi Nasdaq đi ngang.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm gần 172 điểm, tương đương 0,49%, và dừng ở 34.566 điểm. Diễn biến tiêu cực nhất là các cổ phiếu Walgreens Boots Alliance và Chevron.

Chỉ số S&P 500 mất 0,38% và đóng cửa ở gần 4.402 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite có lúc tăng 1% nhưng kết phiên quanh tham chiếu.

Theo CNBC, nhà đầu tư vẫn đang chú tâm theo dõi tin tức mới về cuộc xung đột Nga - Ukraine. Giá dầu thô WTI giao dịch trong sắc đỏ trong phần lớn ngày 14/2 nhưng đến buổi chiều giá dầu đột ngột nhảy vọt 2,6% lên trên 95 USD/thùng. Như thể hiện trong biểu đồ sau, giá dầu thô Brent giữ vững mốc 95 USD đạt được cuối tuần trước.

Chứng khoán Mỹ tiếp tục xuống dốc khi căng thẳng Ukraine chưa hạ nhiệt - Ảnh 2.

Lò lửa Ukraine vẫn nóng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 14/2 đã ra lệnh cho Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kiev đóng cửa và nhân viên sứ quán phải chuyển đến thành phố Lviv ở phía tây Ukraine. Lý do mà ông Blinken đưa ra là "các lực lược Nga ồ ạt tập trung" ở gần biên giới với Ukraine.

"Chúng tôi đang trong quá trình chuyển vị trí đại sứ quán từ Kiev đến Lviv do quân đội Nga tăng cường tập trung ồ ạt", ông Blinken cho biết trong một thông cáo. "Tôi hành động như vậy chỉ vì một mục đích duy nhất - đảm bảo an toàn cho nhân viên ngoại giao Mỹ - và tôi cực lực khuyến nghị bất cứ công dân Mỹ nào còn đang ở Ukraine hãy rời đi ngay lập tức".

Thông báo trên được ông Blinken đưa ra vài giờ sau khi có tin Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đề xuất với Tổng thống Vladimir Putin rằng Nga nên dùng biện pháp ngoại giao để đạt được sự nhượng bộ từ Phương Tây.

Reuters ngày 14/2 cho biết ông Lavrov đã nói với ông Putin rằng chính quyền Điện Kremlin nên tìm kiếm một con đường ngoại giao nhằm thu được những đảm bảo an ninh đã nêu ra trước đây như NATO không được kết nạp Ukraine, Phương Tây không hiện diện quân sự ở gần Nga, ...

Theo thông tin tình báo của Mỹ, Nga đang tập trung khoảng 130.000 quân cùng các đơn vị thiết giáp, pháo binh, tên lửa và cuối cùng là máy bay chiến đấu ở gần Ukraine. Mỹ cảnh báo Nga có thể xâm lược Ukraine "bất cứ lúc nào" và đã khuyên công dân rời khỏi đây.

Theo Politico, tình báo Mỹ hồi tuần trước đã thông báo với các đồng minh rằng Nga có thể bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 16/2. Tuy nhiên Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan sau đó nói rằng các quan chức Mỹ "không thể dự báo chính xác từng ngày".

Chứng khoán Mỹ nhiều biến động

Chỉ số Cboe Volatility Index - đo lường mức độ sợ hãi của Phố Wall - có lúc tăng lên đỉnh 31 điểm vào buổi chiều 14/2, sau đó kết phiên ở trên 28 điểm. Các cổ phiếu công nghiệp như Caterpillar và Boeing giảm lần lượt 0,7% và 1,1%.

CNBC dẫn lời ông David Sneddon, chuyên gia phân tích kỹ thuật tại Credit Suisse nhận xét: "Theo quan điểm của chúng tôi, triển vọng chứng khoán toàn cầu không mấy khả quan. Các thị trường phải chịu áp lực không chỉ vì lợi suất thế giới lên cao và nguy cơ ngân hàng trung ương tăng lãi suất, mà còn vì những căng thẳng địa chính trị".

Mặc dù vậy, thị trường chứng khoán Mỹ ngày 14/2 vẫn có những điểm sáng. Chứng chỉ quỹ VanEck Russia ETF (một quỹ giao dịch tại Mỹ chuyên đầu tư vào các công ty hàng đầu của Nga) tăng 2,5%, USD và đồng ruble của Nga cũng lên giá. Phiên thứ Sáu tuần trước (11/2), VanEck Russia ETF lao dốc tới 7,5%.

Giá cổ phiếu dầu khí từng tăng mạnh cuối tuần trước nhưng đến đầu tuần này đã đi xuống. ExxonMobil và ConocoPhillips giảm lần lượt 1,5% và 2,1%. Như thể hiện trong biểu đồ sau, cổ phiếu năng lượng là nhóm giảm mạnh nhất thị trường chứng khoán Mỹ phiên đầu tuần.

Chứng khoán Mỹ tiếp tục xuống dốc khi căng thẳng Ukraine chưa hạ nhiệt - Ảnh 3.

Fed sẽ mạnh tay đến đâu?

Sáng 14/2, ông James Bullard - Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis trả lời phỏng vấn CNBC cho biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cần phải mạnh tay hơn trong việc đối phó với lạm phát, tương tự như phát biểu của ông hồi tuần trước khiến nhà đầu tư lo lắng.

"Tôi nghĩ là Fed cần phải dỡ bỏ các biện pháp hỗ trợ tiền tệ nhanh hơn trước. Chúng tôi bị bất ngờ bởi số liệu lạm phát. Lạm phát thế này thì cao quá", ông Bullard nói.

"Danh tiếng của Fed đang lâm nguy và chúng tôi phải hành động theo số liệu. Tuy nhiên, tôi nghĩ là chúng tôi có thể làm mọi việc một cách có tổ chức và không làm các thị trường náo loạn", ông Bullard cho biết thêm.

Sáng thứ Năm tuần trước (10/2), Bộ Lao động Mỹ thông báo tỷ lệ lạm phát tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái là 7,5%, mức cao nhất kể từ tháng 2/1982.

"Nhận định của tôi được đưa ra không phải chỉ dựa vào báo cáo CPI tháng 1 mà là các báo cáo trong 4 tháng gần đây. Lạm phát đang lan rộng và có thể đang tăng tốc trong nền kinh tế Mỹ", Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis nói.

Thị trường tài chính Mỹ đang dự báo Fed sẽ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản, tương đương 0,5 điểm %, trong cuộc họp chính sách giữa tháng 3 tới đây.

Xem thêm: mth.8072317051202202-teihn-ah-auhc-eniarku-gnaht-gnac-ihk-cod-gnoux-cut-peit-ym-naohk-gnuhc/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chứng khoán Mỹ tiếp tục xuống dốc khi căng thẳng Ukraine chưa hạ nhiệt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools