vĐồng tin tức tài chính 365

Nâng chất trạm y tế

2022-02-15 10:00
Nâng chất trạm y tế - Ảnh 1.

Hai bạn Xuân Khoa và Phúc Anh (sinh viên Trường CĐ Y dược Pasteur) đã làm tình nguyện viên tại Trạm y tế phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM được gần 6 tháng - Ảnh: DUYÊN PHAN

 Trước đó, sở đã có nhiều lần tiếp thu ý kiến từ các bộ, cơ quan, ban ngành của TP.HCM.

"Trạm y tế đang phải đảm nhiệm nhiệm vụ rất quan trọng, vừa là nơi gần dân nhất và cũng là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau, dịch bệnh. Củng cố y tế cơ sở trước tiên nhằm bảo đảm cho mọi người được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp nhất, giảm quá tải bệnh viện và góp phần thực hiện công bằng xã hội" - PGS.TS TĂNG CHÍ THƯỢNG, giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chia sẻ.

Nâng chất trạm y tế - Ảnh 2.

Nếu được ban hành và triển khai thực hiện, nghị quyết sẽ tạo ra cơ chế chính sách thu hút lực lượng có chuyên môn y tế phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân tại trạm y tế, giúp họ yên tâm công tác. Qua đó, từng bước củng cố nâng cao năng lực trạm y tế, được xem là vấn đề ưu tiên hiện nay.

PGS.TS TĂNG CHÍ THƯỢNG

Trạm y tế phải là nơi "gác cổng"

* Không phải đến khi dịch COVID-19 bùng phát mới thấy hạn chế của y tế cơ sở, cụ thể là trạm y tế. Theo ông, các hạn chế này là gì?

- Có thể thấy ngay chuyện thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn phù hợp với công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Đặc biệt, việc thu hút các bác sĩ đa khoa gặp nhiều khó khăn do thu nhập và cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn thấp hơn so với các bệnh viện tuyến trên.

Trong khi đó, bên cạnh công việc thường xuyên là phải đảm trách 19 chương trình mục tiêu quốc gia, từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, khối lượng công việc của cán bộ, nhân viên y tế tại các trạm y tế tăng lên gấp nhiều lần. Trước đây, nhân viên chỉ làm việc 40 giờ/tuần, được nghỉ ngày lễ thì nay họ phải làm mỗi ngày từ 16 - 18 giờ, không có ngày nghỉ, ngày lễ. Số lượng nhân viên y tế ít, buộc phải chia thành nhiều ca trực làm việc liên tục, một người cùng lúc đảm nhận nhiều vị trí nhưng điều nghịch lý là thu nhập vẫn "giậm chân tại chỗ". Cũng chính từ điều này mà trong năm 2021, chúng tôi ghi nhận khá nhiều nhân viên tại trung tâm y tế nghỉ việc (120 viên chức, trong đó tại trạm y tế 58 viên chức).

Một thực tế khách quan khác là bác sĩ mới tốt nghiệp thường không chọn về tuyến y tế cơ sở bởi thu nhập, cơ hội được tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tại các bệnh viện tuyến trên tốt hơn. Các chương trình thực hành khám, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề cũng đều áp dụng tại các bệnh viện. Thêm nữa, theo quy định hiện nay, trung cấp y sĩ không liên thông lên bác sĩ đa khoa như trước đây nên trạm y tế vốn neo người lại càng thiếu hụt người có trình độ chuyên môn.

* Với tất cả những hạn chế này thì việc mong muốn trạm y tế phải trở thành nơi "gác cổng" có vẻ rất nghịch lý...

- Phải khẳng định công tác chống dịch tại TP.HCM thời gian qua cho thấy vai trò của y tế cơ sở là không thể thiếu. Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tôi cho rằng hệ thống y tế cơ sở cần sớm được bổ sung những cơ chế chính sách mang tính chất đặc thù nhằm thu hút, hỗ trợ và khuyến khích nhân viên y tế tiếp tục gắn bó lâu dài, đặc biệt ở trạm y tế.

Để "tiếp sức" cho các trạm y tế, chúng tôi đã xây dựng và đang có những bước đi mang tính chất đột phá, có thể nhắc đến việc thí điểm bác sĩ mới tốt nghiệp về thực hành tại y tế tuyến cơ sở 12 tháng để tính thời gian thực hành, cấp chứng chỉ hành nghề. Theo tôi được biết Bộ Y tế cũng đang sửa đổi Luật khám chữa bệnh, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm xã hội đối với các bác sĩ mới tốt nghiệp.

Đặc biệt, trong tờ trình nghị quyết trình UBND TP.HCM lần này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các cơ chế mang tính đặc thù, khác biệt và không trùng lắp với các quy định hiện hành nhằm củng cố y tế cơ sở trong giai đoạn mới.

Nâng chất trạm y tế - Ảnh 4.

Điều dưỡng Đinh Nho Tài (trưởng Trạm y tế phường 11, quận Bình Thạnh) tư vấn cho người dân về việc tiêm vắc xin - Ảnh: DUYÊN PHAN

Vận dụng sức trẻ và kinh nghiệm

* Cụ thể những sự khác biệt này ra sao, thưa ông?

- Để giải quyết bài toán thiếu nhân lực có chuyên môn cho trạm y tế, chúng tôi triển khai chương trình thí điểm thực hành tại bệnh viện đa khoa gắn với trạm y tế, đề xuất áp dụng cho bốn nhóm đối tượng, bao gồm bác sĩ - điều dưỡng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề; viên chức ngành y tế nghỉ hưu; nhân viên vệ sinh - bảo vệ và viên chức làm việc tại trạm y tế hoặc luân phiên, biệt phái.

Với chương trình này, dự kiến hằng năm có thể thu hút khoảng 500 bác sĩ và 100 điều dưỡng, hộ sinh tham gia, với dự toán tổng kinh phí gói hỗ trợ khoảng 33 tỉ đồng. Điều kiện ràng buộc đối với các bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh là phải tham gia chương trình toàn thời gian, không có nguồn thu nhập khác để trang trải chi phí sinh hoạt như đi lại, ăn uống, chỗ ở.

Bên cạnh đó đề xuất tăng thu nhập tối đa 1,8 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ đối với viên chức làm việc tại trạm y tế hoặc được luân phiên, biệt phái. Đây là mức hỗ trợ khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài, không phải là phụ cấp gắn với tiền lương và không nhằm nâng mức lương bình quân cho viên chức, do đó không trái với chỉ đạo của Chính phủ. Các lực lượng còn lại sẽ được ký hợp đồng vụ, việc; hợp đồng lao động xác định thời hạn và được chi trả bằng 1-2 lần mức lương tối thiểu vùng, kèm theo các chế độ BHXH.

Nâng chất trạm y tế - Ảnh 5.

Người dân khám sức khỏe tại Trạm y tế xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

* Nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh lực lượng nhân viên y tế trẻ, TP.HCM còn có "tài sản quý" là nhân viên y tế về hưu, có kinh nghiệm và tâm huyết nghề nghiệp. Đợt dịch vừa qua đã minh chứng cho sự kết hợp giữa sức trẻ và kinh nghiệm...

- Đúng như thế. Đợt dịch vừa qua ngành y tế TP.HCM nhận được sự chung sức, đồng lòng của nhiều tầng lớp, trong đó phải kể đến các tình nguyện viên là các nhân viên y tế về hưu. Sức trẻ và kinh nghiệm đã bổ trợ cho nhau, tạo nên một "thế trận" chống dịch vững vàng hơn.

Bên cạnh truyền tải kinh nghiệm cho lớp trẻ, trong giai đoạn cao điểm phòng chống dịch, lực lượng viên chức y tế nghỉ hưu hoặc người lao động ngoài độ tuổi lao động có chuyên môn y tế đã phát huy vai trò hỗ trợ trong việc tham gia mạng lưới thầy thuốc đồng hành, cơ sở cách ly F0 ở các địa phương.

Đây là một nhóm ưu tiên bổ sung lực lượng cho các trạm y tế hiện nay. Theo ước tính, mỗi trạm sẽ cần huy động khoảng 3 nhân sự y tế đã nghỉ hưu, người lao động cao tuổi nhưng có chuyên môn bác sĩ hoặc có chuyên môn y tế khác tham gia công tác với mức thù lao hằng tháng phù hợp. Nếu có sự tham gia của lực lượng này, chúng tôi tin chắc chất lượng chăm sóc của các trạm y tế sẽ được nâng lên rõ rệt.

Nâng chất trạm y tế - Ảnh 6.

Nhân viên y tế xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM xét nghiệm COVID-19 cho người dân Ảnh: TỰ TRUNG

* Ông có từng nhắc đến "sự cần thiết" về một nghị quyết mang tính chất đặc thù để củng cố y tế cơ sở. Liệu nghị quyết này có được xem là "liều thuốc trúng đích" tháo gỡ các hạn chế của y tế cơ sở trong tương lai?

- Mục đích của việc xây dựng nghị quyết nhằm cụ thể hóa một số cơ chế chính sách thu hút, đãi ngộ để tạo động lực, phát triển nhân lực y tế đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và không ngừng nâng cao về chất lượng.

Đây cũng là cơ sở pháp lý để nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, năng lực cung ứng và chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn.

Để có căn cứ thực hiện chính sách nêu trên thì cần thiết phải trình HĐND TP.HCM xem xét, ban hành nghị quyết theo quy định. Khi hiện thực hóa, phạm vi ảnh hưởng của nghị quyết không mang tính đại trà mà chỉ tập trung vào những đối tượng đặc thù, làm việc tại trạm y tế.

* Khẩn trương xây dựng giải pháp nâng chất lượng y tế cơ sở

Phát biểu tại chương trình "Dân hỏi - Chính quyền trả lời" với chủ đề "Y tế cơ sở - sức khỏe cộng đồng" ngày 13-2, ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - đề nghị các sở ban ngành khẩn trương xây dựng các giải pháp và các chương trình nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở, sớm trình UBND TP để có chỉ đạo kịp thời.

Theo ông, UBND TP cũng sẽ sớm hoàn thiện đề án nâng cao năng lực y tế phường xã, thị trấn, tập trung nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực, các cơ chế chính sách để thu hút bác sĩ, nhân viên y tế về công tác tại các trạm y tế; phát huy hiệu quả mô hình bác sĩ gia đình. Đồng thời, tập trung chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các phần mềm tại các trạm, đảm bảo liên thông với các tuyến trên. Đặc biệt, TP sẽ nghiên cứu mô hình hoạt động trạm y tế theo hình thức công tư để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt nhất.

Liên quan đầu tư, nâng cấp sửa chữa trạm y tế cơ sở, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Anh Dũng cho biết từ năm 2018 đến nay đã đầu tư, nâng cấp 68 trạm y tế. Theo Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM, căn cứ nhu cầu xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho ngành y tế giai đoạn 2021 - 2025, TP ưu tiên vốn đầu tư là 10.700 tỉ đồng với 79 dự án và đã được HĐND TP thông qua. Riêng năm 2022, tổng vốn đầu tư cho 60 dự án với kinh phí 5.042 tỉ đồng.

DP_F0_Tainha_3 1(Read-Only)

Nhân viên Trạm y tế phường 7, quận Phú Nhuận thăm khám và phát thuốc cho những trường hợp cách ly tại nhà - Ảnh: DUYÊN PHAN

* TP.HCM từng ban hành chính sách hỗ trợ ra sao?

Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện toàn TP có 310 trạm y tế. Tính đến ngày 31-10-2021, số lượng nhân viên y tế tại các trạm y tế hưởng lương từ quỹ tiền lương của đơn vị là 2.314 người.

TP.HCM là địa bàn đặc thù đông dân, do đó tạo áp lực rất lớn cho nhân viên y tế tại các trạm. Điển hình có những địa bàn trên 100.000 dân nhưng trạm y tế chỉ có tối đa 10 nhân viên, bình quân 1 nhân viên y tế tại trạm phải quản lý và theo dõi sức khỏe của 10.000 dân.

Từ năm 2015, UBND TP.HCM có ban hành quyết định về thu hút, hỗ trợ cho cán bộ, viên chức công tác tại các cơ sở y tế thuộc lĩnh vực y tế dự phòng của TP.HCM. Theo đó, chính sách hỗ trợ cho nhân viên y tế (tùy theo trình độ chuyên môn) công tác tại trạm y tế phường từ 450.000 đồng/người/tháng đến 900.000 đồng/người/tháng, nhân viên y tế công tác tại trạm y tế xã, thị trấn từ 504.000 đồng/người/tháng đến 1.344.000 đồng/người/tháng (riêng nhân viên y tế tại trạm y tế xã, thị trấn thuộc huyện Cần Giờ từ 630.000 đồng/người/tháng đến 1.680.000 đồng/người/tháng).

So với mức trượt giá của thị trường, theo tính toán của ngành y tế TP.HCM, mức hỗ trợ còn thấp, vẫn còn chênh lệch thu nhập với các bệnh viện tuyến TP (do các đơn vị này có nguồn thu nhập cao từ nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh). Do đó chưa khuyến khích, thu hút nhân viên y tế về trạm y tế, điều này kéo theo việc tuyển dụng, giữ chân nhân viên y tế có chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn.

Nâng chất trạm y tế - Ảnh 9.

Nguồn: Dự thảo tờ trình nghị quyết của Sở Y tế TP.HCM - Xử lý dữ liệu: HOÀNG LỘC

* Bác sĩ Nguyễn Đình Phương (trạm y tế phường 4, quận 3):

Nên tạo điều kiện học chuyên sâu

Tôi ra trường và bắt đầu làm việc tại trạm y tế cũng là lúc đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng lên tại TP.HCM, có lúc phải cáng đáng chăm sóc sức khỏe cho hơn 20.000 người dân. Tuy vậy, để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, ngoài các giờ hành chính tôi đã từng kiêm thêm việc tư vấn sức khỏe cho một phòng khám. Giải quyết thu nhập thật sự là một phần áp lực chung đối với nhân viên y tế tuyến cơ sở.

Với chính sách điều chỉnh thu nhập cho nhân viên y tế tại trạm y tế, tôi cho rằng sẽ tạo động lực rất lớn về vật chất lẫn tinh thần cho nhân viên y tế. Việc tăng thu nhập giúp mọi người yên tâm và tròn nhiệm vụ hơn. Tuy vậy, vẫn cần các chính sách tạo điều kiện để nhân viên ở trạm được học tập chuyên sâu hơn, cũng như có sự luân chuyển hợp lý giữa trung tâm, bệnh viện và trạm y tế để nhân viên y tế luôn giữ được tay nghề tốt.

DP_Tramyte_ (3) 1(Read-Only)

Tình nguyện viên Nguyễn Thị Nhung tư vấn cho các trường hợp đã hoàn thành cách ly tại nhà ở Trạm y tế phường Tân Thới Nhất (quận 12, TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

* Bác sĩ Phạm Hồng Thành (vừa tốt nghiệp Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch):

Thực tập là cần thiết

Cơ chế cho sinh viên thực tập chương trình 18 tháng ở trạm y tế khá mới mẻ với chúng tôi khi là khóa đầu tiên áp dụng, nhưng cũng là một trải nghiệm thú vị dù bản thân cũng có nhiều lo lắng. Do đề án mới mẻ, chúng tôi sẽ không có kinh nghiệm truyền lại từ những khóa đi trước. Đồng thời việc chi tiêu, sinh hoạt trong quá trình thực tập cũng là vấn đề khiến nhiều sinh viên lo nghĩ.

Với mức 3,3 triệu đồng/tháng ở TP thì không quá cao, chỉ có thể hỗ trợ phần nào tiền trọ, đi lại cho sinh viên nếu ở xa nhà. Tuy nhiên, đó cũng là một sự động viên bước đầu, sau khóa thực tập đầu tiên sẽ có thể đưa ra thêm những cơ chế hỗ trợ khác tùy tình hình. Còn với thực trạng hiện tại y tế cơ sở đang yếu thế thì việc thực tập này được xem như một trải nghiệm cho sinh viên và sự tiếp sức đúng đắn cho y tế tuyến cơ sở.

* Bác sĩ Nguyễn Vũ Trường An (trưởng trạm y tế phường Tân Quy, quận 7):

Cần thêm bác sĩ kinh nghiệm

Trạm y tế phường tôi có 5 nhân viên y tế nhưng phải gồng gánh hơn 20 chương trình chăm sóc sức khỏe, thời gian dịch vừa qua là những ngày chúng tôi làm việc hơn 100% sức lực. Với áp lực công việc, thu nhập, có nhiều nhân viên mới đến làm việc nhưng cũng được 2-3 tháng thì xin nghỉ.

Tuyến y tế cơ sở hiện nay như một tòa tháp bị ngược, y tế cơ sở không phải là nơi đến của người dân mà là các bệnh viện tuyến trên, do việc sắp xếp và bố trí nhân lực chưa thật sự phù hợp. Do đó việc đưa sinh viên thực tập về trạm cũng rất đáng quý nhưng ban đầu chỉ có thể củng cố được y tế dự phòng, đảm bảo được các chương trình, còn việc chăm sóc sức khỏe thì còn phải lâu dài.

Chính sách này cần điều động thêm các bác sĩ có kinh nghiệm hoặc về hưu hỗ trợ trạm y tế bên cạnh đội ngũ sinh viên thực tập. Việc nâng cao năng lực y tế cơ sở cần một lộ trình dài hơi.

CẨM NƯƠNG ghi

Thái Lan, Singapore nỗ lực củng cố các cơ sở điều trị

Tại Thái Lan, cả chính phủ và khu vực tư nhân đều khởi xướng các gói hỗ trợ tinh thần và sức khỏe của nhân viên y tế. Theo Trung tâm Công nghệ y sinh quốc gia của Mỹ (NCBI), Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt 40.000 vị trí công chức, giúp nâng cấp tất cả các nhân viên hợp đồng, đặc biệt là y tá, lên vị trí công chức trong giai đoạn dịch bệnh.

Chính phủ Thái Lan cũng tăng gấp đôi khoản bồi thường tài chính cho những nhân viên y tế dương tính COVID-19 và phải điều trị dưới 20 ngày từ 50.000 baht lên 100.000 baht. Các nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện hoặc cơ sở cách ly sẽ được nhận thêm phụ cấp theo ca trực.

Hiểu được tâm lý nặng nề của đội ngũ y tế khi không được gặp gỡ người thân, gia đình, Thái Lan mở đường dây hỗ trợ, giúp các nhân viên y tế được nói chuyện cùng bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý. Nhiều công ty bảo hiểm tại Thái Lan chủ động cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho tất cả nhân viên y tế, đề phòng trường hợp họ chịu thiệt hại trong quá trình điều trị bệnh nhân COVID-19.

Tại Singapore, Bộ Y tế nước này đã nâng công suất điều trị COVID-19 tại các bệnh viện tư nhân và các trạm y tế điều trị COVID-19 lên 4.000 giường vào cuối tháng 11 năm ngoái. Bộ trưởng Y tế cấp cao Singapore Janil Puthucheary cho biết chính phủ đã hợp tác với khu vực tư nhân để tăng số giường bệnh và đẩy mạnh tuyển dụng bác sĩ, y tá nước ngoài.

Theo báo Straits Times, Bộ Y tế Singapore đã bố trí lại khoảng 300 nhân viên từ hoạt động xét nghiệm đến các cơ sở điều trị COVID-19, đồng thời cho phép nhân viên hành chính của chính quyền hỗ trợ các công việc quản trị của nhân viên y tế.

Singapore cũng nỗ lực đơn giản hóa quy trình gia hạn giấy phép lao động cho các bác sĩ và y tá nước ngoài. Trước đó, Bộ Y tế nước này cho biết họ sẽ trao giải thưởng đặc biệt, trị giá 4.000 đôla mỗi giải, cho nhân viên trong các cơ sở y tế tuyến đầu.

NGUYÊN HẠNH

Đề xuất hỗ trợ 30-60 triệu đồng cho bác sĩ, điều dưỡng thực hành tại trạm y tếĐề xuất hỗ trợ 30-60 triệu đồng cho bác sĩ, điều dưỡng thực hành tại trạm y tế

TTO - Theo tờ trình của Sở Y tế TP.HCM, bác sĩ và điều dưỡng chưa có chứng chỉ hành nghề khi đăng ký tham gia chương trình thí điểm thực hành bệnh viện đa khoa gắn với trạm y tế sẽ có được mức hỗ trợ 30 - 60 triệu đồng.

Xem thêm: mth.88503903241202202-et-y-mart-tahc-gnan/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nâng chất trạm y tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools