Những khu chợ là nơi người Hy Lạp thường mua được hoa quả và rau với mức giá rẻ hơn tại các siêu thị. Tuy nhiên giá thực phẩm tại các chợ truyền thống ở Hy Lạp cũng đang tăng rất nhanh, nhiều mặt hàng đã tăng từ 20 - 50% so với hồi giữa năm 2021, khiến cuộc sống của người lao động thêm khó khăn.
"Mọi mặt hàng ở đây đều đắt đỏ hơn, trong khi mức lương vẫn thế, thậm chí còn bị cắt giảm", bà Effie, người dân Hy Lạp cho biết.
"Tôi nhận được 400 Euro tiền lương hưu một tháng. Trong khi giá hàng hóa tăng, làm sao mà sống được đây? Còn tiền mua thuốc và các nhu yếu phẩm khác nữa chứ", bà Effie, người dân Hy Lạp, chia sẻ.
Đến nay, ECB vẫn kiên trì với các biện pháp tiền tệ nới lỏng nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế của khu vực. (Ảnh minh họa - Ảnh: Shutterstock)
Tỷ lệ lạm phát tại Hy Lạp đã tăng lên mức 5,1% trong tháng 12/2021 so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong vòng 11 năm, buộc chính phủ nước này phải áp dụng hàng loạt biện pháp hỗ trợ như tăng lương tối thiểu thêm 2%, giảm thuế bất động sản 13%.
Cũng như nhiều quốc gia khác, Hy Lạp nằm trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và không có quyền tự quyết về chính sách tiền tệ. Quyền này thuộc về Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Đến nay, ECB vẫn kiên trì với các biện pháp tiền tệ nới lỏng nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế của khu vực. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc ECB cần nghiêm túc nhìn lại vấn đề lạm phát.
"Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã thừa nhận rằng lạm phát đang diễn ra lâu hơn các dự báo ban đầu. Tình trạng này đang khiến các nhà hoạch định chính sách của ECB lo lắng. Họ chưa đưa ra tuyên bố sẽ tăng lãi suất nào, nhưng cũng không loại trừ khả năng sẽ tăng lãi suất trong năm nay. Nếu lạm phát tháng 1 tăng mạnh và giá năng lượng không giảm, ECB sẽ buộc phải sớm có hành động", bà Susannah Streeter, nhà phân tích thị trường chứng khoán, nhận định.
Nhiều nguồn tin cho thấy ECB có thể sẽ tăng lãi suất vào quý 4/2022, thời điểm cơ quan này giảm dần chương trình mua tài sản.
Hiện tại, ECB vẫn đang mua các dạng tài sản như trái phiếu chính phủ và cổ phiếu của các công ty lớn, trị giá 20 tỷ USD mỗi tháng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các nước thành viên.
VTV.vn - Trên khắp thế giới, giá cả tăng vọt sau những đợt bùng dịch COVID-19 khiến một số ngân hàng trung ương phải xoay trục để chống lạm phát.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.2374505151202202-bce-nel-cul-pa-gnat-aig-tahp-mal/et-hnik/nv.vtv