vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ Olympic 'đáng đồng tiền bát gạo' của Trung Quốc

2022-02-15 16:28

Việc Đăng cai Thế vận hội Mùa đông đang tiêu tốn của Trung Quốc hàng tỷ USD. Quy mô chi tiêu lớn khiến sự kiện này kém hấp dẫn với nhiều thành phố trên thế giới những năm gần đây. Ngày càng nhiều nước cho rằng việc chi một khoản kếch xù để đăng cai Olympic là không đáng, khi lợi ích du lịch ít hơn mong đợi.

Tuy nhiên, Trung Quốc có tính toán khác. Bắc Kinh từ lâu đã dựa vào các khoản đầu tư lớn trong việc xây dựng các tuyến đường sắt, đường cao tốc và cơ sở hạ tầng khác để tạo ra hàng triệu việc làm cho người dân và giảm chi phí vận tải.

Với Thế vận hội 2022, họ còn hy vọng sự kiện sẽ nuôi dưỡng niềm yêu thích đối với trượt tuyết, bi sắt, khúc côn cầu trên băng và các môn thể thao mùa đông khác, từ đó kích thích chi tiêu của người dân, đặc biệt là ở vùng đông bắc lạnh giá và khó khăn kinh tế.

Trung tâm trượt tuyết nhảy xa quốc gia Trương Gia Khẩu phục vụ Thế vận hội mùa đông 2022. Ảnh: NYT

Trung tâm trượt tuyết nhảy xa quốc gia Trương Gia Khẩu phục vụ Thế vận hội mùa đông 2022. Ảnh: NYT

Ví dụ, để tạo ra khu thi đấu môn trượt tuyết cho Olympic, Trung Quốc đã ốp một sườn đồi bằng thép và phủ tuyết nhân tạo lên. Để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối các địa điểm và Bắc Kinh, các kỹ sư đã là đường hầm xuyên qua những ngọn núi xung quanh. Và để ngăn chặn Covid-19, lực lượng y tế tiến hành hàng chục nghìn lượt xét nghiệm PCR tham gia dự Thế vận hội mỗi ngày.

Tuy nhiên, với việc nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, triển vọng tăng trưởng toàn cầu mờ nhạt, cũng như lo ngại về tác động của biến thể Omicron, Bắc Kinh cũng đã cảnh giác với chi phí tăng cao. Ngay cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng thừa nhận sự kiện cần phải được tổ chức hợp lý với quan điểm "đơn giản, an toàn và lộng lẫy".

Trên thực tế, mỗi kỳ Thế vận hội gần đây đều gây tranh cãi về chi phí vượt mức. Một nghiên cứu của Đại học Oxford tìm ra rằng chi phí trung bình các kỳ Olympic được tổ chức từ năm 1960 cao gần gấp ba so với giá thầu ban đầu khi các thành phố đăng cai đưa ra.

Thành phố Sochi (Nga), nơi đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2014, đã chi và đầu tư hơn 50 tỷ USD - một nửa số đó là cho cơ sở hạ tầng. Khi đăng cai Thế vận hội mùa hè năm 2008, Trung Quốc chi 6,8 tỷ USD, nhưng chưa bao gồm hàng chục tỷ USD xây dựng đường sá, sân vận động, tàu điện ngầm và nhà ga sân bay.

Lần này, Trung Quốc đặt ngân sách khoảng 3 tỷ USD. Con số này bao gồm việc xây dựng các địa điểm thi đấu, nhưng lại không tính các dự án như tuyến đường sắt cao tốc 1 tỷ USD và đường cao tốc 5 tỷ USD.

Đại dịch thậm chí làm cho các kỳ Olympic còn tốn kém hơn. Thế vận hội mùa hè năm ngoái ở Tokyo tốn thêm 2,8 tỷ USD dành riêng cho phòng chống dịch. Chiến lược "zero Covid" của Trung Quốc, tập trung vào việc tiêu diệt các ổ dịch, cũng có nghĩa là các biện pháp kiểm soát lây nhiễm còn phức tạp hơn nhiều.

Những lo ngại của Trung Quốc về đại dịch đã làm thui chột hy vọng rằng Thế vận hội sẽ thu hút khách du lịch. Mùa thu năm ngoái, ban tổ chức cho biết sẽ không bán vé cho khán giả nước ngoài. Tháng trước, họ tiếp tục thông báo hầu hết cư dân Trung Quốc cũng sẽ không được tham dự, khiến các khách sạn ở Bắc Kinh gấp rút giảm giá phòng.

Dù vậy, giới chức Trung Quốc vẫn khẳng định họ cân đối được ngân sách. Việc vắng khán giả đồng nghĩa cần ít nhân viên hơn cho sự kiện. Ban tổ chức cũng tiết kiệm tiền khi hủy bỏ lễ đón du khách nước ngoài và rút ngắn lễ rước đuốc xuống chỉ còn ba ngày. Bắc Kinh cũng tái sử dụng các địa điểm thi đấu, một trung tâm truyền thông khổng lồ và các cơ sở khác được xây dựng cho Thế vận hội Mùa hè 2008.

Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford, với mức 3,1 tỷ USD, ngân sách lần này của Trung Quốc nằm ở mức trung bình (đã được điều chỉnh theo lạm phát) khi đăng cai một Thế vận hội mùa đông. "Đánh giá theo chi phí của Thế vận hội mùa đông trước đó, con số này là đủ để trang trải chi phí, đặc biệt là khi nhiều cơ sở vật chất đã được xây dựng sẵn", Bent Flyvbjerg, Giáo sư tại Oxford, đánh giá.

Trong khi các thành phố đăng cai tổ chức Thế vận hội trước chi mạnh tay để xây chỗ ở cho các vận động viên, nhà báo và trung tâm truyền thông, Trung Quốc có cách tiếp cận khác là hợp tác cùng doanh nghiệp.

Tại Trương Gia Khẩu, nơi đang tổ chức một số môn thi, chính quyền tạm thời tiếp quản khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Genting Secret Garden thuộc sở hữu của một doanh nhân người Malaysia. Khu nghỉ dưỡng này đã mở rộng sức chứa lên 3.800 phòng và căn hộ, gấp 10 so với trước thời điểm Trung Quốc giành quyền đăng cai Olympic.

Lim Chee Wah, Người sáng lập và đồng sở hữu khu nghỉ mát, cho biết ông vẫn chưa biết chính phủ sẽ trả bao nhiêu cho việc sử dụng cơ sở này cho Olympic. Tuy nhiên, ông tin rằng sẽ nhận được một khoản xứng đáng.

Big Air Shougang, nơi tổ chức các sự kiến trượt tuyết và trượt ván trên tuyết trong khuôn khổ Olympic. Ảnh: NYT

Big Air Shougang, nơi tổ chức các sự kiến trượt tuyết và trượt ván trên tuyết trong khuôn khổ Olympic. Ảnh: NYT

Trung Quốc cũng không tính các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn được thực hiện trong những năm trước Thế vận hội. Họ đã chi 2 tỷ USD để xây dựng một đường cao tốc từ phía tây bắc Bắc Kinh đến Diên Khánh, nơi tổ chức các sự kiện trượt tuyết Olympic và trượt tuyết Alpine (trượt tuyết đổ đèo). Ngoài ra, còn có 3,6 tỷ USD để mở rộng đường cao tốc đến thung lũng Taizicheng, nơi có các khu nghỉ mát trượt tuyết.

Trước khi Bắc Kinh giành quyền đăng cai Thế vận hội 2022, chính phủ nước này đã bắt đầu chi 8,4 tỷ USD cho tuyến đường sắt cao tốc đưa du khách từ Bắc Kinh đến Nội Mông với tốc độ lên tới 350km mỗi giờ. Sau đó, họ chi bổ sung một tỷ USD để xây dựng một phân đoạn phụ cắt ra khỏi đường chính và đi đến Taizicheng.

Các chủ sở hữu khu nghỉ dưỡng như Lim Chee Wah hy vọng cơ sở hạ tầng mới sẽ giúp phát triển ngành này. Khi mở rộng khu nghỉ dưỡng này gấp 10 lần trước Thế vận hội, ông được thông báo dịch vụ đường sắt quốc gia sẽ chạy 15 hoặc 20 chuyến tàu mỗi ngày đến thung lũng Taizicheng.

New York Times cho rằng Trung Quốc coi Thế vận hội là cách để biến Bắc Kinh, nơi chỉ có một lớp tuyết tự nhiên dày 30cm vào hầu hết mùa đông, thành một điểm đến toàn cầu cho các môn thể thao mùa đông. "Thành công trong việc khai mạc Thế vận hội Mùa đông đã mang lại những lợi ích kinh tế tích cực và tạo ra những nguồn tăng trưởng mới cho nền kinh tế địa phương", Xu Hejian, Người phát ngôn của thành phố Bắc Kinh, tuyên bố.

Phiên An (theo NYT)

Xem thêm: lmth.7977244-couq-gnurt-auc-oag-tab-neit-gnod-gnad-cipmylo-yk/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kỳ Olympic 'đáng đồng tiền bát gạo' của Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools