vĐồng tin tức tài chính 365

Xăng dầu vẫn bán nhỏ giọt

2022-02-15 18:50

Khảo sát của VnExpress ngày 15/2, sau bốn ngày tăng giá xăng, dầu thêm gần 1.000 đồng mỗi lít, đưa giá bán lẻ xăng lên mức cao nhất 8 năm, hiện tượng cây xăng thiếu hàng, ngưng bán lại tái diễn ở Hà Nội, An Giang, Đồng Tháp, TP HCM...

Tại An Giang, ghi nhận một số cây xăng bán "nhỏ giọt" cho khách từ 10.000 – 30.000 đồng mỗi lần. Người dân di chuyển xa phải mua thêm xăng tại một cửa hàng khác mới đủ nhiên liệu sử dụng. Cục quản lý thị trường An Giang ghi nhận hôm nay có 9 cây xăng đóng cửa, hoặc ngừng bán xăng, giảm 47 cửa hàng so với trước.

"Cục quản lý thị trường đã kiểm tra các cửa hàng này phần lớn hết hàng thật", ông Huỳnh Ngọc Hồ, Cục trưởng Cục quản lý thị trường An Giang nói.

Việc thiếu nguồn xăng dầu cũng diễn ra tại TP HCM, Bình Dương. Ông Hoàng, chủ cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở TP HCM cho biết, sau ngày điều chỉnh giá xăng dầu, tình trạng khan hàng vẫn tiếp diễn. Lượng hàng về cửa hàng hiện nhỏ giọt hơn so với trước đó.

Tương tự, ông Đỗ Thanh Hán, Giám đốc Công ty TNHH Quốc Thắng, một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với 8 cửa hàng bán lẻ tại Bình Dương cho hay, doanh nghiệp này đang trong tình cảnh "lúc thiếu xăng, lúc thiếu dầu".

"Nguồn cung ít, nhất là mặt hàng dầu. Sản lượng dầu nhập về giảm 40-50% so với trước điều chỉnh", ông Hán nói.

Theo ông, nguồn cung thiếu hụt nhưng để đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng ông vẫn mở cửa hoạt động bình thường. Nếu thiếu xăng sẽ treo biển báo "hết xăng, chỉ bán dầu" và ngược lại.

Tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tiu, Giám đốc Công ty Xăng dầu Tự Lực cũng cho hay, hai hôm nay, nhập hàng từ các đầu mối rất khó. Một ngày sau đợt điều chỉnh, mức chiết khấu dương trở lại, khoảng 200 đồng một lít, kg tuỳ loại, sau đó giảm còn 50 đồng và ngày 15/2 là về 0 đồng. Hàng từ các doanh nghiệp đầu mối cũng cấp nhỏ giọt.

Trưởng phòng kinh doanh một doanh nghiệp sở hữu 20 cây xăng ở Hà Nội than thở: "Tình trạng cung ứng nguồn xăng dầu lặp lại như cách đây một, hai tuần trước", ông nói.

Sáng 15/2, doanh nghiệp này nhập được 2 xe bồn, khoảng 30 m3 xăng từ một đầu mối, sau đó nhận được thông báo "tới cuối tuần mới có thể cấp hàng lại". Lấy hàng khó khăn nên các cửa hàng thuộc hệ thống của ông "bán cầm chừng, khi nào hết thì đành chịu".

Một cây xăng ở Đồng Tháp treo biển hết xăng, sáng 14/2. Ảnh: Ngọc Tài

Một cây xăng ở Đồng Tháp treo biển hết xăng, sáng 14/2. Ảnh: Ngọc Tài

Xác nhận tình trạng khan hiếm xăng dầu vẫn tiếp diễn, nhiều doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM cho biết đang cân đối để điều tiết nguồn hàng.

Giám đốc một doanh nghiệp xuất nhập khẩu xăng dầu ở TP HCM chia sẻ, nguồn cung vẫn chưa trở lại bình thường như trước đây nên lượng hàng nhập về giảm 30% so với thông thường.

Theo ông, để cân đối nguồn hàng, họ tập trung phân phối cho các doanh nghiệp có hợp đồng ký kết lâu dài và ổn định. Riêng với những chủ cây xăng nhập hàng từ nhiều nguồn sẽ không được ưu tiên.

Giám đốc một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở Bình Dương cho rằng, lần này nguyên nhân khiến nguồn cung căng thẳng là do Nhà chức trách thiếu phân bổ và giám sát các đơn vị nhập khẩu.

Dẫn báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, cả nước có 28 đơn vị nhập khẩu xăng dầu và 4-5 nhà máy sản xuất nhưng hiện nguồn cung lại quá phụ thuộc vào 3 ông lớn xăng dầu là Petrolimex, PV Oil và Xăng dầu quân đội.

Trong khi đó, các doanh nghiệp còn lại bỏ ngỏ việc nhập khẩu do họ ít được ưu đãi. Do đó, nguồn cung cho thị trường trong nước sẽ còn nhiều căng thẳng nếu Bộ còn chưa nhiệt tình giám sát và vào cuộc.

Ngoài gián đoạn nguồn hàng, việc chiết khấu (khoản hoa hồng các đầu mối, thương nhân dành cho đại lý, cửa hàng xăng dầu trên mỗi lít xăng) quay về 0 đồng cũng là nguyên nhân khiến xăng dầu được bán ra nhỏ giọt.

Ông Trần Thái Bình, chủ chuỗi 8 cửa hàng xăng dầu ở Đồng Tháp, cho biết hiện mức chiết khấu dành cho các đại lý như doanh nghiệp ông chỉ 100 đồng một lít. Sau khi trừ chi phí vận chuyển, vận hành, chủ cửa hàng lỗ 350 đồng mỗi lít. Trung bình mỗi cửa hàng, ông Bình lỗ gần 2 triệu đồng một ngày và tình trạng này đã kéo dài hơn một tháng.

Không gồng lỗ nỗi, một số đơn vị kinh doanh xăng dầu tư nhân buộc phải xin cấp có thẩm quyền nghỉ bán để tránh phá sản. Hôm 14/2, ông Hoàng, chủ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu tại Đăk Lăk cho biết đã gửi đơn tới Sở Công Thương xin tạm thời nghỉ bán hàng trong một tuần vì "không thể cầm cự thêm".

Ông này cho hay, ngày 11/2, sau đợt điều chỉnh tăng giá, doanh nghiệp liên hệ đơn vị cung ứng nhập hàng thì được báo kho chưa cấp hàng. Tới ngày 14/2, đơn vị cung ứng vẫn báo chưa có hàng, chiết khấu hoa hồng đã về 0 đồng.

"Chúng tôi cố gắng cầm cự thời gian qua, đến giờ không thể cố thêm vì quá lỗ. Bởi có quá nhiều chi phí phải lo, từ lương, nhân công, điện, hao hụt, rồi trả lãi vay ngân hàng... Nếu tiếp tục kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phá sản", ông bộc bạch.

Trước áp lực về nguồn cung, doanh nghiệp đầu mối và phân phối xăng dầu kiến nghị bộ Công Thương - Tài chính cần tính toán lại mức chi phí để doanh nghiệp giảm ảnh hưởng. Ngoài ra, khi điều hành, cần sử dụng mức chi và trích lập quỹ bình ổn phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp.

Lãnh đạo Sở Công Thương TP HCM cho biết hiện mới có một vài đầu mối báo đầy đủ về nguồn cung nhập xăng dầu. Một số doanh nghiệp khác vẫn đang gặp khó khăn trước tình cảnh giá dầu và nguồn cung căng thẳng. Sở sẽ theo dõi sát tình hình để điều tiết và hỗ trợ doanh nghiệp.

Chiều 15/2, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) xác nhận, đợt tăng giá ngày 11/2 "giúp tình hình khá hơn một tuần tước, nhưng chưa hoàn toàn chấm dứt được việc thiếu hàng cục bộ tại một số địa phương".

Hiện nhà máy lọc dầu Nghi Sơn mới vận hành được 55% công suất, tới cuối tháng 2 mới có thể nâng lên 80% và đạt 100% công suất vào giữa tháng 3. Việc này khiến hàng cung ứng cho thị trường chưa được bổ sung kịp thời.

Cũng theo ông Đông, việc giá dầu thô thế giới tiếp tục leo thang do những căng thẳng địa chính trị, tình hình Nga - Ukcraina... cũng ảnh hưởng tới mặt bằng giá trong nước. "Hàng nhập khẩu của một số doanh nghiệp đầu mối lớn đang về, tình hình sẽ được cải thiện trong 1-2 tuần tới", ông Đông nói.

Nhìn lại kỳ điều hành ngày 11/2, lãnh đạo Vụ thị trường trong nước cho hay, chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới tăng cao nhưng liên Bộ không thể quyết định tăng "sốc" một lần, do còn tính toán và cân đối nhiều yếu tố vĩ mô, lạm phát...

"Bình quân giá 20 ngày qua chưa phản ánh hết được diễn biến giá cả, nếu quyết định điều chỉnh tăng quá cao trong một lần, sẽ ảnh hưởng tới các cân đối chung", ông Đông nói.

Ông Đông cũng tin rằng, khi các chuyến hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn, như PVOil (dự kiến ngày 22/2 về khoảng 70.000 m3, tấn xăng, dầu), Petrolimex... về tới Việt Nam thì "tình hình sẽ cải thiện trong 1-2 tuần tới".

Hoài Thu - Thi Hà - Ngọc Tài

Xem thêm: lmth.8967244-toig-ohn-nab-nav-uad-gnax/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xăng dầu vẫn bán nhỏ giọt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools