Quốc kỳ các thành viên ASEAN treo ở Naypyitaw, Myanmar, trong cuộc họp của khối tổ chức tại đây năm 2014 - Ảnh: REUTERS
"Sẽ không có đại diện nào từ Myanmar, việc này đã được xác nhận", Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Campuchia, nước đang giữ vai trò chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nói ngày 15-2.
Trước đó, vào tối 14-2, Myanmar tuyên bố rằng việc ASEAN gạt chính quyền quân sự nước này qua một bên và chỉ mời các đại diện cấp thấp là đi ngược với nguyên tắc của khối.
Vào đầu tháng 2-2022, Campuchia cho biết các thành viên ASEAN đã không đạt được sự nhất trí về việc mời Ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin dự cuộc họp của ngoại trưởng các thành viên vào ngày 16 và 17-2 tại Phnom Penh. Nguyên nhân là thiếu tiến triển trong việc thực hiện kế hoạch hòa bình của khối đối với Myanmar.
Theo Bộ Ngoại giao Myanmar, việc ông Wunna Maung Lwin không được mời là điều "đáng tiếc". Năm ngoái, ASEAN cũng không mời nhà lãnh đạo quân sự của Myanmar, tướng Min Aung Hlaing, dự cuộc họp thượng đỉnh.
Đồng thuận 5 điểm mà lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã đạt được hồi tháng 4-2021 nhằm giải quyết khủng hoảng Myanmar bao gồm: chấm dứt hành vi bạo lực, đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên, một đặc phái viên ASEAN sẽ tạo điều kiện cho đối thoại, chấp nhận viện trợ và chuyến thăm Myanmar của phái viên này.
ASEAN tiếp tục lo ngại về những diễn biến tại Myanmar, bao gồm các báo cáo về bạo lực tiếp diễn và tình hình nhân đạo xấu đi. Sau cuộc đảo chính ngày 1-2-2021, các cuộc biểu tình đã diễn ra tại nhiều nơi ở Myanmar và nhiều thường dân đã thiệt mạng thời gian qua.
TTO - Ngày 3-2, Campuchia thông báo các nước thành viên ASEAN đã không đạt được đồng thuận trong việc mời Ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin, người được chính quyền quân sự chỉ định, tham dự hội nghị bộ trưởng sắp tới.
Xem thêm: mth.67952002251202202-naesa-poh-ud-gnohk-nahn-cax-ramnaym/nv.ertiout