vĐồng tin tức tài chính 365

Xăng dầu lên mức cao nhất 8 năm: Không muốn tăng giá sớm vì sợ dân thiệt

2022-02-16 06:47

Sau kỳ điều chỉnh ngày 11.2, giá xăng RON 95 vượt mức 25.000 đồng/lít, lên mức cao nhất trong 8 năm qua khiến thị trường chưa thể hạ nhiệt. Còn các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn tiếp tục xót xa kêu than cảnh bán càng nhiều càng lỗ nặng.

Nguồn cung vẫn khó, doanh nghiệp than vãn

Ông Nguyễn Văn Tiu - Giám đốc Công ty CP Xăng dầu Tự lực 1 - cho biết, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đang phải "gồng" lên để kinh doanh khi giá nhập bằng giá bán, chiết khấu 0 đồng trong khi phải trả đủ các chi phí vận chuyển, lương cho nhân viên…

"Mỗi lít xăng bán ra đang lỗ 600-700 đồng. Trung bình một cửa hàng bán được 600m3 thì tháng mất 400 triệu đồng. Tuy vậy, chúng tôi vẫn phải chấp nhận. Mặt hàng này không phải muốn đóng là đóng" - ông Tiu nói.

Cũng theo chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu này, vẫn có những trục trặc từ nguồn cung, lấy hàng vẫn hạn chế, nhất là mặt hàng xăng. "Nếu một cửa hàng trong nội thành bán được 700-800m3 thì lỗ to, không thể kéo dài qua 3 tháng mà tình trạng này bây giờ cũng được 1 tháng rồi" - ông tâm sự.

Từ góc độ doanh nghiệp bán lẻ, vị này kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp kịp thời để giải tỏa các vấn đề này, giảm khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, ông M - Giám đốc một doanh nghiệp phân phối xăng dầu lớn trên thị trường Hà Nội - cho hay, mức chiết khấu mà doanh nghiệp đang nhận được từ đầu mối là 100 đồng/lít (áp dụng từ ngày 15.2). Với mức chiết khấu này, các thương nhân phân phối chở đến cho hệ thống cửa hàng bán lẻ sẽ phải bù lỗ 200 đồng/lít.

Xăng dầu tăng giá mạnh sau kỳ điều chỉnh ngày 11.2. Ảnh: Tùng Giang
Xăng dầu tăng giá mạnh sau kỳ điều chỉnh ngày 11.2. Ảnh: Tùng Giang 

Tổng nguồn sẽ đáp ứng đầy đủ cho tổng cầu nền kinh tế

Nhận định về thị trường xăng dầu sau kỳ điều chỉnh ngày 11.2, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - cho biết, thời điểm này, thị trường xăng dầu đã tốt hơn một tuần trước, dù chưa hoàn toàn khắc phục được thiếu hụt cục bộ tại một số thương nhân phân phối, đại lý xăng dầu.

Theo báo cáo của Chi nhánh phân phối sản phẩm Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn - PVNDB, tiến độ giao hàng trong tháng 2 ít hơn bình thường do nhà máy này vẫn đang vận hành với 55% công suất. Nguồn hàng của nhà máy lọc dầu này chưa bổ sung trở lại như trước khi giảm công suất.

Bên cạnh đó, xu hướng diễn biến giá dầu thế giới đang rất phức tạp trước biến động địa chính trị, căng thẳng Nga - Ukraine và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) vẫn giữ kế hoạch sản xuất 400.000 thùng một ngày...

"Hiện mỗi thùng dầu WTI đã vượt 94 USD, giá dầu Brent trên 96 USD mỗi thùng và nhiều dự báo giá dầu thô vượt 100 USD... Việc này tiếp tục ảnh hưởng tới xu hướng giá trong nước tới đây, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi "vừa nhập hàng về đã lỗ" - ông Đông nói.

Đối với vấn đề điều hành, ông Đông khẳng định, điều hành sớm mà giảm giá thì không sao, còn tăng giá sẽ gặp phản ứng ngay và không có lợi cho người dân trong bối cảnh giá cả dịp Tết Nguyên đán tăng cao.

"Nghị định 95 có điều khoản cho phép trong trường hợp biến động thị trường, giá ảnh hưởng tới kinh tế xã hội thì liên bộ báo cáo Thủ tướng, cho phép điều hành sớm hơn, chứ không nhất thiết phải chờ tới đúng chu kỳ điều hành là 10 ngày.

Là phương án được tính tới và quy định cho phép, nhưng trong điều hành, chúng tôi cũng tránh tạo tiền lệ sau này. Tức là doanh nghiệp tạo sức ép với cơ quan điều hành để có lợi cho mình" - vị này nói.

Cũng theo ông Đông, ngày 14.2, Bộ Công Thương đã yêu cầu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đầu mối, thương nhân phân phối cung cấp các số liệu liên quan tới lượng hàng mua trực tiếp từ các nhà máy lọc dầu trong nước; lượng xăng dầu thực tế các đơn vị sản xuất trong nước đã giao từ đầu năm 2022 đến nay cũng như cập nhật kế hoạch cung cấp xăng dầu cho thị trường, kế hoạch nhập khẩu...

"Từ dữ liệu này, chúng tôi sẽ tính toán tổng nguồn, giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu để đảm bảo nguồn trong nước khi rơi vào kịch bản xấu nhất.

Bộ Công Thương khẳng định, tổng nguồn sẽ đáp ứng đầy đủ cho tổng cầu nền kinh tế. Chúng tôi đã tính phương án để tự chủ hơn về nguồn cung, đề phòng phương án xấu nhất của Nghi Sơn không hoạt động bình thường" - lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cho hay.

Khi được hỏi trong kết luận cuộc họp về nguồn cung xăng dầu, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã nói rõ trách nhiệm trong khan hiếm xăng dầu là của Bộ Công Thương?, ông Đông cho rằng, vụ trưởng chịu trách nhiệm trước bộ. Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

"Chúng tôi chịu trách nhiệm trước lĩnh vực mình phụ trách nhưng cũng đã làm hết mức, từ chỉ đạo bổ sung nguồn, dự báo tình hình, báo cáo đề xuất phương án điều hành sớm hơn, điều tiết cung cầu từ chỗ dư dả tới chỗ thiếu hụt và quan điểm tham mưu điều hành sớm" - ông Đông nói.

"Sẽ phải dùng các công cụ khác như thuế, phí"

Phân tích về dư địa của các công cụ điều hành, ông Trần Duy Đông cho rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện có đơn vị âm, có doanh nghiệp vẫn dương. Song quỹ này cũng có hạn, nên nếu tới đây diễn biến giá dầu thế giới tăng quá cao, có thể đạt 100 USD một thùng, tác động tiêu cực tới kinh tế trong nước sẽ phải dùng các công cụ khác như thuế, phí. 

Bởi nếu giá xăng dầu trong nước quá cao có thể làm vô hiệu hoá một số chính sách của chương trình phục hồi kinh tế tổng thể mà Chính phủ đang tiến hành.

Xem thêm: odl.4954101-teiht-nad-os-iv-mos-aig-gnat-noum-gnohk-man-8-tahn-oac-cum-nel-uad-gnax/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xăng dầu lên mức cao nhất 8 năm: Không muốn tăng giá sớm vì sợ dân thiệt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools