vĐồng tin tức tài chính 365

Đề nghị quy định rõ khi nào cảnh sát cơ động được vào cơ quan, nhà dân

2022-02-16 09:38

Ngày 15/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Cảnh sát cơ động.

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ Công an và Ủy ban Quốc phòng An ninh đã thống nhất bỏ quy định về biện pháp vũ trang, đồng thời bổ sung 3 điều mới (điều 11-13). Trong đó, điều 13 quy định về việc "vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân" nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu.

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói, khoản 1 điều 13 quy định việc vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố, song Luật Phòng chống khủng bố lại không quy định cụ thể việc này.

Hơn nữa, trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân là quyền bất khả xâm phạm, đã được hiến định. Do đó, các quyền này cần phải quy định trong luật rõ ràng để thực hiện.

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật tại phiên họp Thường vụ Quốc hội ngày 15/2. Ảnh: Media Quốc hội

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật tại phiên họp Thường vụ Quốc hội ngày 15/2. Ảnh: Media Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, việc vào nơi ở cá nhân có một số trường hợp đặc biệt. Đơn cử, các đại biểu Quốc hội có quyền miễn trừ, nên việc vào, khám xét nơi ở, nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao. Do đó, theo bà Thúy Anh, việc dẫn chiếu Luật Phòng chống khủng bố là chưa đủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lại băn khoăn tới khoản 2 Điều 13 quy định trường hợp cảnh sát cơ động vào trụ sở của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. "Cũng giống như khoản 1 dẫn chiếu Luật Phòng chống khủng bố nhưng luật lại chưa quy định, tôi quan tâm phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã quy định về trường hợp này hay chưa", ông Thanh nêu.

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp có ý kiến về quy định tại khoản 3, điều 13: Cho phép cảnh sát cơ động vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam, nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo bà, cần phải quy định rõ "quy định của pháp luật Việt Nam" là quy định nào chứ không nên quy định chung chung. "Quy định thế này thì ngay cả cảnh sát cơ động cũng không biết tìm điều luật nào để tuân thủ", bà nói.

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp. Ảnh: Media Quốc hội

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp. Ảnh: Media Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng cho biết điều 16 quy định trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ, cảnh sát cơ động được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện, thiết bị đó; trường hợp huy động phương tiện, thiết bị thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

"Đối chiếu điều ước quốc tế thì người, phương tiện, thiết bị của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế không được trưng dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào", ông Tùng nói.

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021), các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Dự kiến, dự án Luật sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 vào tháng 5 tới.

Hoàng Thùy

Xem thêm: lmth.3397244-nad-ahn-nauq-oc-oav-coud-gnod-oc-tas-hnac-oan-ihk-or-hnid-yuq-ihgn-ed/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề nghị quy định rõ khi nào cảnh sát cơ động được vào cơ quan, nhà dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools