vĐồng tin tức tài chính 365

Bất cập quanh một bản án

2022-02-16 13:30

Diễn tiến vụ việc

Công ty Upexim thành lập năm 2002, với 12% phần vốn của Nhà nước do Trương Vui đại diện pháp nhân và điều hành. Các thành viên HĐQT của công ty còn có bốn cá nhân khác. Ngày 18-5-2007, Nhà nước đã thoái toàn bộ vốn tại Công ty Upexim.

Năm 2010, UBND TPHCM chỉ định bán nhà đất rộng hơn 600m2 tại số 4-6 Hồ Tùng Mậu (Q1) cho Upexim. Do không có khả năng tài chính, Trương Vui bàn với các thành viên HĐQT để Công ty Cổ phần đầu tư thương mại - Tradeco tham gia góp vốn hợp tác kinh doanh xây dự án Upexim Tower.

Ngày 26-7-2010, Trương Vui đại diện Upexim ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 002/UPX-TDC với ông Nguyễn Tấn Hiếu (Tổng giám đốc Công ty Tradeco) nội dung: Công ty Upexim và Công ty Tradeco cùng nhau góp vốn để đầu tư mua nhà đất, xây dựng và khai thác ngôi nhà tại khu đất số 4-6 Hồ Tùng Mậu, giai đoạn đầu mua khu đất với tổng trị giá 120 tỷ đồng, mỗi bên góp 50% tương đương 60 tỷ đồng.

Từ ngày 29-7-2010 đến ngày 17-5-2011, Công ty Tradeco đã chuyển 60 tỷ đồng vào tài khoản Upexim. Tuy nhiên, khi được Công ty Kim Cương Xanh đặt vấn đề mua lại khu nhà đất trên với giá 330 tỷ đồng, Trương Vui đồng ý. Số tiền trên hợp đồng chuyển nhượng chỉ ghi giá 280 tỷ đồng. Công ty Kim Cương Xanh đã nhiều lần chuyển cho Upexim tổng cộng 120 tỷ đồng. Trong đó Trương Vui nhận 59 tỷ tiền mặt nhưng không nhập vào sổ sách của công ty.

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm lần 1

Cùng khu nhà đất Hồ Tùng Mậu, năm 2012, Trương Vui thông qua 2 công ty do mình lập ra, thế chấp vay Agribank chi nhánh Sài Gòn 110 tỷ đồng nhưng không thông báo cho các bên biết thực trạng căn nhà có đồng sở hữu. Sau khi ngân hàng giải ngân hợp đồng tín dụng, Trương Vui mất khả năng trả nợ. Cáo trạng xác định, Trương Vui chiếm đoạt của Agribank chi nhánh Sài Gòn 68,5 tỷ đồng. Ngoài ra, để có tiền trả nợ khoản vay của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Lộc trước đó, Trương Vui tiếp tục lừa bán thêm cho Tradeco 20% giá trị căn nhà với giá 24 tỷ đồng và tiếp tục giấu nhẹm chuyện đã thế chấp căn nhà cho Agribank.

Tổng cộng Trương Vui đã chiếm đoạt của Công ty Kim Cương Xanh 120 tỷ đồng và của Tradeco 24 tỷ đồng. Ngoài ra, Trương Vui còn bị cáo buộc lừa chiếm đoạt của Agribank gần 7 tỷ đồng thông qua hợp đồng tín dụng thế chấp lô đất ở Bình Dương. Ngoài ra, Trương Vui còn dùng một thửa đất ở Bình Dương thế chấp cho Agribank chi nhánh quận 1 để vay tiền và chiếm đoạt của nhà băng này gần 7 tỷ đồng, trong khi bất động sản này đã được thế chấp cho một ngân hàng khác.

Tháng 4-2019, TAND TPHCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Trương Vui mức án tù chung thân. Bà Tống Thị Bích Loan (61 tuổi, nguyên giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biên Hòa - Bihimex, công ty thuộc sở hữu nhà nước), Châu Thị Khoa (phó giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biên Hòa - Bihimex) cùng lĩnh 10 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế. Nguyễn Thị Mỹ Dung (nhân viên phòng kinh doanh Bihimex) nhận 3 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Về trách nhiệm dân sự, buộc Upexim trả cho Tradeco khoản tiền tương đương 50% giá trị căn nhà 4-6 Hồ Tùng Mậu theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, 50% còn lại sẽ được đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán khoản vay của Upexim đối với Agribank, Công ty Kim Cương Xanh và những người liên quan khác.

Hình sự hóa một giao dịch dân sự?

Cáo trạng kết luận, sau khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 002/UPX-TDC, nhận 60 tỷ đồng góp vốn của Công ty Tradeco và tiến hành các thủ tục mua nhà số 4-6 Hồ Tùng Mậu, Trương Vui đã có các hành vi gian dối trong việc thỏa thuận, ký hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp tài sản này cho các đơn vị khác, chiếm đoạt tiền.

Theo nội dung nói trên, rõ ràng hợp đồng 002/UPX-TDC đã được ký kết xong, các bên (gồm Upexim và Tradeco) đang thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu có tranh chấp thì các bên có quyền khởi kiện ra Tòa dân sự hoặc kinh tế để được giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự theo luật định. Biết vậy nhưng tại bản án hình sự sơ thẩm số 142/2019/HSST ngày 26-4-2019 lại đưa hợp đồng 002/UPX-TDC vào giải quyết chung trong vụ án hình sự mà không cần xét đến nội dung và hình thức của hợp đồng này có phù hợp pháp luật hay không? Lỗi để xảy ra tranh chấp thuộc về ai? và đặc biệt ai là nguyên đơn, ai là bị đơn?

Chính vì những "bất cập" trên của HĐXX sơ thẩm nên tại bản án hình sự phúc thẩm số 667/2019/HS-PT ngày 30-10-2019 của TAND cấp cao tại TPHCM, HĐXX đã kết luận: Việc thỏa thuận góp vốn đầu tư giữa Công ty Upexim và Công ty Tradeco theo hợp đồng hợp tác kinh doanh số 002/UPX-TDC là quan hệ giao dịch dân sự, được thực hiện giữa hai pháp nhân Công ty Upexim và Công ty Tradeco.

Việc Công ty Tradeco chuyển số tiền 60 tỷ đồng để hợp tác kinh doanh với Công ty Upexim là thực hiện trên cơ sở hợp tác kinh doanh, giao dịch tự nguyện của 2 bên, không có dấu hiệu gian dối. Hơn nữa, cơ quan điều tra, VKS không truy tố, tòa án cấp sơ thẩm cũng không quy kết hợp đồng hợp tác kinh doanh số 002/UPX-TDC là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vậy thì quyết định kê biên nhà số 4-6 Hồ Tùng Mậu đã làm mất đi quyền lợi của Công ty Tradeco khi lẽ ra 50% giá trị nhà đất được giao cho đơn vị này để thanh toán cho hợp đồng hợp tác kinh doanh số 002/UPX-TDC. Như vậy, tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ việc dân sự trong vụ án hình sự là vi phạm thủ tục tố tụng.

"Trường hợp các bên xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh số 002/UPX-TDC thì phải được giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự" - một luật sư xác định. Căn cứ theo bản án phúc thẩm nói trên, nếu có tranh chấp giữa các bên (Upexim - Tradeco) thì phải được giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự.

Tuy nhiên, theo lịch của TAND TP, vụ việc sẽ được xét xử lại theo trình tự hình sự sơ thẩm. Điều này có nghĩa bản án sơ thẩm diễn ra ngày 17-2 tới đây đã "cầm chắc" yếu tố... vi phạm thủ tục tố tụng?

Bích Hà

Xem thêm: lmth.770721_na-nab-tom-hnauq-pac-tab/taul-pahp-oeht-gnos/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế

“Bất cập quanh một bản án”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools