Tại Trung Quốc, các quy định mới liên quan đến việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở nước ngoài nhằm vào công ty công nghệ đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/2.
Theo quy định mới của Chính phủ Trung Quốc, những công ty công nghệ có trên 1 triệu người dùng khi muốn IPO tại nước ngoài sẽ phải báo cáo với các nhà quản lý.
Các nhà chức trách Trung Quốc sẽ đánh giá kế họach IPO này dựa trên nhiều tiêu chí như dữ liệu người dùng, tính bảo mật và phương thức sử dụng thông tin. Nếu các nguồn thông tin có nguy cơ bị chia sẻ hoặc lợi dụng bởi nước ngoài, tiến trình IPO sẽ không được thông qua.
"Các biện pháp này là để cải thiện hệ thống giám sát thông tin. Trước đây, các nhà quản lý chỉ xem xét việc IPO khi các công ty đã nộp đơn xin niêm yết ở sàn chứng khoán nước ngoài, thậm chí có trường hợp IPO đã hoàn thành xong mà tiến trình phê duyệt ở Trung Quốc còn chưa hoàn tất. Đồng thời, các công ty cũng không biết cụ thể lọai thông tin nào cần phải được bảo mật", ông Joy Huang - Công ty luật Allbright cho hay.
Tại Trung Quốc, các quy định mới liên quan đến việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở nước ngoài nhằm vào công ty công nghệ đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/2. Ảnh minh họa.
Việc phê duyệt IPO tại Trung Quốc có thể kéo dài tới 6 tháng. Theo các chuyên gia, các quy định mới đã đặt ra nhiều rào cản với công ty công nghệ Trung Quốc nếu muốn niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài, do vậy nhiều công ty sẽ chuyển hướng sang sàn chứng khoán Hong Kong do các quy định mới không áp dụng cho sàn này.
Ông Theodore Shou - Công ty tư vấn đầu tư Skybound Capital cho biết: "Tôi cho rằng các công ty sẽ phải nghĩ kỹ hơn nếu muốn niêm yết ở nước ngoài. Trước đây, giới công nghệ ưu tiên niêm yết ở Mỹ hoặc sàn Hong Kong, nhưng bây giờ Hong Kong sẽ trở thành điểm đến chủ đạo cho các công ty công nghệ".
Theo Reuters, hiện vẫn còn 6 công ty công nghệ Trung Quốc đang nộp đơn xin được niêm yết tại sàn chứng khoán New York, Mỹ và đều đang chờ đợi các hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan quản lý Trung Quốc để thực hiện các họat động phù hợp với những quy định mới.
VTV.vn - Năm 2021, thị trường chứng khoán thế giới ghi nhận giá trị các thương vụ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đạt mức kỷ lục.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.77964745161202202-cul-ueih-oc-cuht-hnihc-opi-ev-iom-hnid-yuq-cac-couq-gnurt/et-hnik/nv.vtv