vĐồng tin tức tài chính 365

Thầy cô giáo phân thành "hạng I, II, III' đang khiến nhà giáo tâm tư

2022-02-17 08:49
Thầy cô giáo phân thành hạng I, II, III đang khiến nhà giáo tâm tư - Ảnh 1.

Theo dự thảo, giáo viên tiểu học sẽ được phân thành hạng I, II, III. Trong ảnh: giáo viên Trường tiểu học Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp, TP.HCM) trong giờ lên lớp ngày 14-2 - Ảnh: NHẬT THỊNH

Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo này là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được phân thành "hạng I", "hạng II", "hạng III". Và việc "phân hạng" đang để lại những tâm tư cho nhà giáo.

Chú trọng thủ tục thay vì năng lực

"Là người quản lý trực tiếp, tôi thấy có những giáo viên xứng đáng được thăng hạng nếu nhìn vào năng lực, phẩm chất, cống hiến thực tế của họ. Nhưng áp vào các quy định, thủ tục để thăng hạng thì lại không đạt. Trong khi có những giáo viên về năng lực, sự cống hiến chưa bằng nhưng hồ sơ thủ tục đạt yêu cầu vẫn được nâng hạng. Điều này cho thấy những điểm bất cập trong quy định phân hạng giáo viên cần được điều chỉnh", cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), ý kiến.

Cô Nhiếp cho biết những giáo viên có năng lực xứng đáng nhưng lại vướng ở quy định về hồ sơ. Ví dụ còn thiếu một chút thâm niên công tác theo quy định; chưa kịp đi học bồi dưỡng để lấy chứng chỉ nghề nghiệp hoặc có những minh chứng bắt buộc để được thăng hạng lại không phải chức năng nhiệm vụ của giáo viên được giao. Cụ thể có những việc thuộc nhiệm vụ của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nhưng lại quy định phải có thì giáo viên mới được thăng hạng là một bất cập khiến giáo viên không tham gia làm tổ trưởng, tổ phó không đạt được.

"Để đạt giáo viên hạng I phải tham gia biên soạn hoặc thẩm định, tham gia lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên. Như vậy không phải ai cũng đạt được", một giáo viên THPT tại Hà Nội chia sẻ.

Cũng giáo viên này cho biết có nhiều "nhiệm vụ" khác là căn cứ để thăng hạng như làm báo cáo viên dạy bồi dưỡng giáo viên từ cấp trường trở lên, chủ trì các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn, hay tham gia làm giám khảo, đánh giá tại các hội thi, cuộc thi... Với những công việc đặc thù này nếu hiệu trưởng không phân công, hoặc cơ quan quản lý cấp trên không yêu cầu thì giáo viên có năng lực cũng không dễ được làm.

Trên thực tế, có những nhiệm vụ để xếp giáo viên hạng II chỉ phù hợp với vị trí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Vì thế để đạt yêu cầu, giáo viên hoặc phải làm thay vị trí tổ trưởng, tổ phó; hoặc phải nằm trong quy hoạch và được bầu tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. "Trường tôi cũng có trường hợp vướng vì năng lực thực tế thì rất xứng đáng nhưng lại không trong quy hoạch tổ trưởng, tổ phó nên không đạt hạng II", cô Nguyễn Thị Nhiếp nói. Quy định cứng tại thông tư 04 về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng thấp hơn (chín năm với hạng III và sáu năm với hạng II) thì mới được xét thăng hạng cao hơn cũng là bất cập được một số giáo viên chia sẻ.

Một giáo viên THPT ở Hải Phòng cho biết hiện đang hưởng phụ cấp thâm niên trên 10%, tương đương với thâm niên trên mười năm nhưng khi xét thăng hạng vẫn bị loại do trong mười năm đó có một năm đầu làm việc tại trường tư thục. Theo giáo viên này cách xét thăng hạng máy móc, cứng nhắc chú trọng về thủ tục giấy tờ hơn năng lực, đóng góp của giáo viên. Vì khi xét để tính thâm niên công tác, cô vẫn được tính một năm làm việc ở trường tư thục, nhưng khi xét thăng hạng thì lại không được.

Nên loại bỏ những quy định không cần thiết

Bày tỏ quan điểm về việc phân hạng giáo viên, cô Nguyễn Thị Nhiếp cho biết: "Phân hạng là cần thiết để tạo động lực cho giáo viên cố gắng. Nếu cào bằng trong đánh giá, xếp lương thì sẽ triệt tiêu nỗ lực, sáng tạo của giáo viên". Tuy nhiên cô Nhiếp cũng cho rằng cần rà soát các văn bản pháp lý để loại bỏ những quy định không cần thiết, gây phiền hà cho giáo viên; điều chỉnh những quy định quá cứng nhắc hoặc không phù hợp với thực tế ở trường phổ thông để tạo điều kiện cho những giáo viên thực sự xứng đáng được xếp thứ hạng cao.

Sau khi ban hành chùm thông tư 01, 02, 03, 04 vào tháng 2-2021, Bộ GD-ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, phổ thông công lập. Bộ GD-ĐT tiếp tục ban hành thông tư 34/2021 quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Nhưng vẫn có nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. Ông Vũ Minh Đức, cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết tháng 9-2020 Chính phủ ban hành nghị định 115 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Trong đó điều 28 của nghị định quy định viên chức được phân hạng. Đây là một trong những căn cứ pháp lý để ban hành chùm thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT. Từ những ý kiến phản hồi về khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai, cục vẫn đang tiếp thu. "Chúng tôi sẽ nghiên cứu, trao đổi với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp về vấn đề này", ông Vũ Minh Đức trả lời khi phóng viên Tuổi Trẻ đề cập đến việc sửa đổi chùm thông tư 01, 02, 03, 04.

Đòi hỏi quá nhiều minh chứng chi tiết

Theo một số nhà quản lý giáo dục, các quy định phân hạng giáo viên hiện nay rất cụ thể nhưng lại rối, mâu thuẫn với thực tiễn, khó có thể đạt được. Bên cạnh đó có những quy định đòi hỏi nhiều minh chứng quá chi tiết như biên bản cuộc họp, chứng nhận, danh hiệu... khiến giáo viên rất mất thời gian. Trong khi lẽ ra cần rà soát để quy định tập trung vào những tiêu chí thể hiện năng lực chuyên môn, cống hiến thực tế của giáo viên tại các cơ sở giáo dục.

Trường tiểu học, trung học có cần chủ tịch hội đồng trường?

Một trong những điểm mới của dự thảo lần này là vị trí quản lý trong trường tiểu học, THCS, THPT sẽ gồm có ba vị trí (thay vì hai vị trí như trước đây) là chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.

Hiệu trưởng một trường THPT nổi tiếng ở TP.HCM bày tỏ: "Hiện nay, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đã quản lý các hoạt động dạy và học trơn tru rồi. Thêm chức chủ tịch hội đồng trường vào nữa không để làm gì, có khi lại gây rắc rối thêm. Chủ tịch hội đồng trường có thể là hiệu trưởng nhưng cũng có thể là giáo viên. Tôi băn khoăn rằng nếu hiệu trưởng nhà trường không được bầu làm chủ tịch hội đồng trường mà là một giáo viên được bầu thì sao? Trong trường hợp đó, người điều hành ngôi trường sẽ thuộc về ai? Nếu là hiệu trưởng điều hành thì chủ tịch hội đồng trường chỉ là "bù nhìn" thôi hay sao? Hoặc tôi đặt trường hợp quyền hành sẽ được giao cho chủ tịch hội đồng trường nhưng liệu chủ tịch hội đồng trường (là giáo viên) thì chỉ đạo các giáo viên, nhân viên khác họ có nghe không?".

H.HG.

Xử lý bất cập chứng chỉ chức danh nghề nghiệpXử lý bất cập chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

TTO - Ngày 19-3, VP Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng liên quan tới phản ánh của báo chí trong thời gian qua về những vướng mắc, bất cập trong quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Xem thêm: mth.9870208071202202-ut-mat-oaig-ahn-neihk-gnad-iii-ii-i-gnah-hnaht-nahp-oaig-oc-yaht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thầy cô giáo phân thành "hạng I, II, III' đang khiến nhà giáo tâm tư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools