Đằng sau gương mặt gai góc và có cảm giác nóng nảy ấy là một tinh thần Cao thượng, tinh thần Fair Play. Nhìn học trò của ông là đoán được tính cách người thầy.
Câu chuyện Quế Ngọc Hải và ông thầy Park trên “chuyến xe Fair Play” mà chúng tôi có dịp chứng kiến. Đó là người thầy, người cha khi họ trò, khi “người con trai” đi chệch quỹ đạo giáo dục, tinh thần VĐV. Và thầy Park chỉnh sửa ngay. Đó là lần đội trưởng tuyển VN đang chịu án kỷ luật sau khi vào bóng làm gãy chân Anh Khoa.
Lần đó trên chuyến xe từ khách sạn đến nơi diễn ra Gala Fair Play, thầy Park đã giáo dục và lên lớp Quế Ngọc Hải về tinh thần Fair Play rất nhiều. Đá CLB, cụ thể ở đây là Viettel, một Hải “Quế” khác nhưng lên tuyển là rất trật tự và gương mẫu, xứng đáng chiếc băng mà thầy Park “đeo” vào tay Hải.
Ông Park luôn xem Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Ảnh: ANH PHƯƠNG
Nhưng đâu phải chuyện đó không thôi, gần đây ở AFF Cup 2020, cụ thể trận bán kết lượt đi gặp Thái Lan, đội trưởng Quế Ngọc Hải lại bị “nóng đầu” vì nhiều trò tiểu xảo của đối phương nhằm vào đồng đội. Sau đó thầy Park lại tạm thời “kết thúc nhiệm kỳ đội trưởng” của Quế Ngọc Hải để trao cho Đỗ Hùng Dũng. Đó cũng là cách giáo dục hiệu quả.
Đằng sau một gương mặt thoạt đầu nhìn có vẻ nóng nảy và sẵn sàng gây gỗ trên sân ấy là một sự cao thượng, tinh thần Fair Play ngay cả trên sân, kể cả những tình huống đội thua bàn gây tranh cãi, hay những tình huống được cho là trọng tài xử ép, bản thân ông phản ứng, thậm chí có phần thái quá, nhưng không bao giờ để các thành viên khác hay học trò cuốn vào chuyện của mình.
Trong những buổi họp báo, ông không chỉ trích trọng tài, không chỉ trích đồng nghiệp đối phương thế này thế nọ, dù ông đã có lần phản ứng mạnh về cách cư xử thiếu Fair Play của đồng nghiệp như ở trận VN làm khách trước Saudi Arabia ở lượt đi vòng loại World Cup 2022...
Tính cách gai góc, thậm chí là nóng nảy, nhưng đó là lúc cần thiết còn bình thường trong cư xử thầy Park luôn có một “hình ảnh Fair Play” đi kèm trong huấn luyện học trò, cư xử với các giới, nhất là báo chí và người hâm mộ. Dù mệ mỏi sau những chuỗi tháng ngày dẫn dắt đội căng thẳng nhưng có thời gian là ông tham gia ngay những hoạt động mang tính xã hội, nhân đạo, từ thiện ở VN.
Có lần trên cùng chuyến xe, HLV Park Hang-seo hỏi chúng tôi: “Một tờ báo cũng tổ chức giải Fair Play hàng năm sao?! Thật tuyệt vời, điều đó là rất cần thiết bởi qua báo chí, nó có tính lan tỏa cao”.
Thầy Park ngạc nhiên ở Hàn Quốc, các cơ quan truyền thông không có “thói quen” tổ chức các giải tôn vinh thể thao theo kiểu truyền thống mà nó chủ yếu do các hội đoàn, xã hội, LĐBĐ tiến hành cùng các doanh nghiệp...
Cho tôi gửi lời cám ơn Ban tổ chức, lãnh đạo báo Có lần chúng tôi đưa ông ra sân bay Tân Sơn Nhất cùng ba học trò Tiến Linh, Đức Chinh, Văn Toàn để trở lại ngay trong đêm khi đội tuyển đang tập trung tại Hà Nội. Vừa bước xuống xe, ông khệ nệ “ôm” quá nhiều hoa, giải thưởng tôn vinh, túi xách, chúng tôi bước tới để giúp ông một tay. Ông liền ngăn cản: “Thôi được rồi. Hãy lên xe và quay về đi, để thầy trò tôi tự vào sân bay. Cho tôi lần nữa gửi lời thăm Ban tổ chức Fair Play rất nhiều, gửi lời chúc mừng lãnh đạo báo và tôi mong muốn giải ngày một phát triển, mạnh hơn, tính lan tỏa cao hơn. Bản thân tôi sẽ luôn dàn xếp để đến với Fair Play. |