Hôm 16/2, hãng hàng không giá rẻ cho biết đã ký một biên bản ghi nhớ không ràng buộc để thuê tối thiểu 100 máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng bằng điện VX4 (eVTOL) từ Avolon , công ty cho thuê máy bay lớn thứ hai thế giới sở hữu đội bay hơn 800 máy bay tính đến tháng 12/2021. Số tiền bỏ ra không được công khai.
Tony Fernandes, CEO của AirAsia Group
AirAsia đã và đang mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới trong đó fintech, gọi xe cũng như giao hàng thực phẩm và bưu kiện trong nỗ lực xây dựng hệ thống dịch vụ cạnh tranh với những gã khổng lồ công nghệ của Đông Nam Á như GoTo của Indonesia, Grab và Sea Group của Singapore. Đầu tháng này, công ty mẹ của hãng hàng không niêm yết tại Kuala Lumpur đã đổi tên thành Capital A để thể hiện sự đa dạng trong dịch vụ của hãng này.
Fernandes cho biết: "Giờ đây chúng tôi không chỉ là một hãng hàng không với hơn 20 sản phẩm và dịch vụ trên siêu ứng dụng của mình với dịch vụ chuyến bay, khách sạn, thực phẩm, bán lẻ, giao hàng, gọi xe và hơn thế nữa. Tôi rất vui về mối quan hệ hợp tác giữa Avolon và AirAsia cũng như tiềm năng cho du lịch đường bay siêu ngắn không phát ra khí thải ở Đông Nam Á."
Theo Avolon có trụ sở tại Dublin, VX4 có thể chở 4 hành khách và một phi công trên quãng đường 100 dặm với tốc độ lên đến 200 dặm/ một giờ (khoảng 320 kmm/giờ)
Bên cạnh quan hệ đối tác với eVTOL, Avolon và AirAsia cũng sẽ hợp tác để có thể xin cấp phép hành nghề theo yêu cầu của các địa phương, tiến hành nghiên cứu các cơ hội thị trường tiềm năng và yêu cầu cơ sở hạ tầng của dịch vụ di chuyển bằng máy bay không người lái trong khu vực. AirAsia cũng sẽ tận dụng siêu ứng dụng du lịch và thương hiệu của mình để giúp hỗ trợ và xây dựng nền tảng chia sẻ chuyến đi eVTOL với Avolon.
AirAsia đang chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh kỹ thuật số trong bối cảnh hãng bay này đang ngày càng thua lỗ do các hạn chế đi lại để đối phó với đại dịch Covid-19 khiến số lương hành khách và hàng hóa giảm thấp. Hãng đã ghi nhận khoản lỗ ròng kỷ lục trong năm 2020 với 5,9 tỷ ringgit (1,4 tỷ USD).
Fernandes và Kamarudin tiếp quản AirAsia vào năm 2001 để xây dựng một hãng hàng không giá rẻ giúp cho việc di chuyển bằng đường hàng không trở nên hợp lý. Cả hai cũng vừa rớt khỏi bảng xếp hạng 50 người giàu nhất Malaysia năm 2021.
(Theo Forbes)
http://tintuc.vdong.vn/02/1235862.htmAn Nhiên
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị