vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều quốc gia lo sợ giá dầu lên mốc 100 USD

2022-02-20 03:01

Đầu tuần này, West Texas Intermediate - dòng dầu thô dùng làm tham chiếu để định giá một số dòng dầu thô khác - lần đầu tiên chạm mức 95 USD một thùng sau nhiều năm. Dầu Brent cũng đã có lúc giao dịch trên 96 USD một thùng. Kịch bản dầu Brent chạm mốc 100 USD hiện chỉ còn nằm ở vấn đề "khi nào" hơn là "nếu". Lãnh đạo ngành năng lượng của nhiều quốc gia cũng lo lắng về điều đó.

"Với tư cách là một người chuyên nghiệp trong ngành, tôi nghĩ giá dầu có thể chạm mốc 100 USD một thùng nhưng tôi không muốn điều đó xảy ra", ông Tarek El-Molla - Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản Ai Cập, chia sẻ.

Ông El Molla đề cập điều này tại Hội nghị Triển lãm Dầu khí Ai Cập EGYPS 2022 - sự kiện có nhiều nhà lãnh đạo chuyên môn về dầu mỏ đến từ nhiều quốc gia. Trong đó, lãnh đạo ngành năng lượng của nhiều nước cũng có quan điểm tương tự.

Bộ trưởng Năng lượng của Síp Natasa Pilides đồng ý rằng viễn cảnh giá dầu đạt mức 100 USD là điều "rất đáng sợ". "Chúng tôi chắc chắn cần phải bám sát các mục tiêu của mình về quá trình chuyển đổi năng lượng, nhưng tôi cũng muốn nói thêm rằng, khí tự nhiên có một vị trí rất quan trọng vì nó là nhiên liệu cầu nối", ông Pilides nói.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Năng lượng Israel Karine Elharrar cho biết: "Dự báo về giá dầu là một câu hỏi rất khó, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta không muốn nhiên liệu này lên mốc 100 USD thì chúng phải đảm bảo sự đa dạng năng lượng".

Tuy không đưa ra dự báo giá dầu, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei cho rằng, giá cả tăng cao gần đây có nguyên nhân chính từ căng thẳng địa chính trị. "Rất khó dự đoán khi nói đến địa chính trị", ông nói, nhưng tin rằng, căng thẳng ở Ukraine vẫn có thể hạ nhiệt.

Giá dầu thô WTI đã có lúc gần chạm đỉnh 100 USD một thùng. Ảnh: Tradingeconomics.com

Giá dầu thô WTI đã có lúc gần chạm đỉnh 100 USD một thùng. Ảnh: Tradingeconomics.com

Trong khi đó, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohamed Barkindo, cho biết tổ chức này đang nỗ lực để đảm bảo nguồn cung. "Chắc chắn chúng tôi quan tâm đến việc đảm bảo an ninh nguồn cung dầu mỏ đến các thị trường toàn cầu", ông khẳng định.

Dẫu thế, thị trường vẫn không khỏi lo lắng về diễn biến giá dầu sắp tới. Động lực chính đằng sau đợt tăng giá đột biến gần đây là yếu tố địa chính trị thay vì các nguyên tắc cơ bản trên thị trường. Nhưng với tình hình hiện tại, căng thẳng Ukraine sớm muộn sẽ tan biến và các nguyên tắc cơ bản sẽ tự tái lập. Dẫu vậy, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho rằng, các nguyên tắc cơ bản trên thị trường dầu tiếp tục không thuận lợi cho kịch bản giá dầu phải chăng.

Sau khi thúc giục thế giới ngừng khai thác thêm dầu trong lộ trình giảm phát thải về 0 của IEA được công bố vào tháng 5 năm ngoái, người đứng đầu cơ quan này lại thay đổi 180 độ và kêu gọi OPEC bơm thêm dầu. Lần đầu tiên IEA làm điều đó là vào tháng 10 năm ngoái khi báo cáo thị trường dầu mỏ chỉ ra, năng lực sản xuất dự phòng của OPEC thấp một cách nguy hiểm và cần phải tăng cường đầu tư vào sản xuất mới.

Theo IEA, khi OPEC tăng cường sản xuất, công suất dự phòng của tổ chức này sẽ giảm dần. So với mức đệm 9 triệu thùng một ngày trong quý I/2021, công suất dự phòng có thể giảm xuống dưới 4 triệu thùng một ngày vào quý II/2022 và chỉ tập trung ở một số quốc gia Trung Đông, mặc dù nguồn cung dự kiến vượt cầu.

"Công suất dự phòng trên toàn cầu thu hẹp đặt ra yêu cầu phải gia tăng đầu tư để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng", IEA cho biết thêm.

Tuy nhiên, nhiều thành viên OPEC không thể đầu tư đủ những gì cần thiết cho hoạt động thăm dò mới, đặc biệt là khi IEA dự đoán "cái chết" của dầu và khí đốt sắp xảy ra. Bên cạnh đó, các nhà băng cũng đang rút khỏi ngành dầu khí, vì vậy nguồn tài chính cho hoạt động này sắp trở nên khó tìm hơn. Big Oil - nhóm 6-7 công ty dầu khí lớn nhất thế giới - cũng đang cố gắng trở nên "xanh" mặc dù họ đang ghi nhận khoản thu lớn khi giá dầu tăng cao.

Mặt khác, một số thành viên OPEC, đặc biệt là các nước nghèo hơn, có lẽ kỳ vọng lớn cho việc giá dầu đạt 100 USD một thùng. Tuy nhiên, kịch bản trên chưa chắc sẽ thành sự thật. Các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang chống lại lạm phát tăng vọt, đồng thời vẫn quan tâm đến biến đổi khí hậu và giữ giá năng lượng tương đối hợp lý cho hầu hết người dân. Điều này đang trở thành thách thức chính.

Thông thường, giá cao quá mức dẫn đến nhu cầu giảm và đây là nguyên nhân đủ để lo ngại cho các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ. Trong bối cảnh thế giới muốn đẩy lùi nhiên liệu hóa thạch, giá dầu quá cao có thể trở thành động lực để các bên đẩy nhanh tiến độ trên, kể cả từ phía chính phủ và doanh nghiệp.

Tiểu Gu (theo CNBC, Oilprice)

Xem thêm: lmth.6939244-dsu-001-com-nel-uad-aig-os-ol-aig-couq-ueihn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều quốc gia lo sợ giá dầu lên mốc 100 USD”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools