vĐồng tin tức tài chính 365

Nợ xấu ngân hàng có thể tăng mạnh vào nửa cuối năm nay

2022-02-21 08:41

Theo TS Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn năm 2022, hoạt động kinh tế phục hồi song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng. Vấn đề nợ xấu có thể trở thành tâm điểm của thị trường tài chính Việt Nam năm 2022, khi tỷ lệ nợ xấu gộp đang ở mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, phá vỡ thành quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 - 2020.

“Do có độ trễ, nợ xấu nội bảng được dự báo có thể lên mức 2,3 - 2,5% và nợ xấu gộp sẽ khoảng 6% năm 2022 và có thể còn ở mức cao hơn khi từ năm 2024, quy định giữ nguyên nhóm nợ hết hiệu lực - theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN về cơ cấu nợ nếu tình hình phục hồi kinh tế thiếu khả quan”, TS Cấn Văn Lực cho biết.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cuối năm 2021 tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm phần trăm so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) thì con số này là 3,9%. Tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021 từ mức 5,1% cuối năm 2020 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%) - cũng là năm mà Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) bắt đầu có hiệu lực.

Mặc dù nửa đầu năm 2022, tình hình nợ xấu sẽ vẫn chưa có nhiều áp lực do Nghị quyết 42 vẫn có hiệu lực; đồng thời ngân hàng vẫn được tiếp tục cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên nhiều chuyên gia tài chinh nhận định, đến nửa cuối năm 2022, các vấn đề về khung pháp lý có thể xoay chuyển theo hướng không có lợi cho vấn đề xử lý nợ xấu của toàn ngành ngân hàng. 

Áp lực xử lý nợ xấu kể từ quý III/2022 là rất lớn.

Theo đó, Thông tư 14/2021/TT-NHNN về cơ cấu nợ của NHNN sẽ chỉ có hiệu lực tới 30/6/2022. Nghị quyết 42 cũng sẽ hết hiệu lực từ 15/8/2022. Trong trường hợp Nghị quyết 42 không được gia hạn hoặc luật hóa sẽ gây ra việc thiếu hụt các cơ chế xử lý hiệu quả nợ xấu.

“Khi đó, tiến độ cũng như hiệu quả xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, gây ra tình trạng nợ xấu cũ chưa xử lý tiếp tục tồn đọng, quá trình xử lý nợ xấu mới phát sinh từ đại dịch sẽ kéo dài hoặc không thể giải quyết được, gây bất ổn cho hệ thống các TCTD nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung”, TS Cấn Văn Lực cảnh báo.

Ong Trần Minh Đạt - Phó Tổng Giám đốc MB Bank cho biết: Thời gian qua, MB đặc biệt chú trọng thu hồi nợ sau cơ cấu nợ tại các đơn vị bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Với các dư nợ Covid được cơ cấu đến cuối năm 2020, MB đã thu hồi đến 95%. “Nghĩa là chỉ 5% này được liệt vào nợ xấu. Ảnh hưởng Covid-19 của năm 2020 không nặng nề như năm 2021, MB cố gắng chỉ 10% dư nợ được cơ cấu trong giai đoạn Covid-19 năm 2021 là nợ xấu”, ông Trần Minh Đạt cho biết.

Nghị quyết số 42 sắp hết hiệu lực, thời hạn thực hiện chỉ còn 6 tháng (đến 15/8/2022). Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, nếu không được tiếp tục xử lý nợ xấu theo Nghị quyết này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành Ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nợ xấu bùng phát sau hậu quả của đại dịch Covid-19.

Do vậy, cần hoàn thiện chính sách xử lý nợ xấu theo hướng quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn, hợp lý hơn, khả thi hơn và hợp lý nhất là nâng lên thành luật, để bảo đảm việc xử lý kịp thời, có hiệu quả nợ xấu nợ xấu của ngành Ngân hàng nói riêng của và của cả nền kinh tế nói chung. Trường hợp không kịp ban hành hoặc không ban hành Luật, cần tiếp tục duy trì hiệu lực của Nghị quyết này.

TS. Châu Đình Linh - Giảng viên Đại học Ngân hàng TP.HCM cũng chỉ ra, hiện tại, hoạt động mua bán nợ xấu chỉ dừng ở "phương thức hợp đồng" chưa có cơ chế chuyển nợ thành một loại hàng hoá có thể chuyển nhượng. Vì vậy, luật hoá Nghị quyết 42 cần quan tâm hơn xử lý nợ xấu chứ không đơn thuần là thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo. Theo đó, cần hướng đến xem nợ xấu là hàng hoá có chiết khấu hấp dẫn và được định giá. Mọi hoạt động xử lý nợ có thể chuyển thành mua bán nợ tức là tổ chức mua nợ sẽ tiếp nhận vấn đề thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo hoặc tham gia tái cơ cấu.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) đã kiến nghị NHNN cần ghi nhận các ý kiến khó khăn, vướng mắc, đề xuất của các TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu nói chung và triển khai Nghị quyết 42 nói riêng, kịp thời báo cáo Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết; đồng thời, đề xuất, tham mưu các cơ quan soạn thảo Luật bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật xử lý nợ xấu, sớm trình Quốc hội thông qua.

Đồng thời tiếp tục triển khai, ban hành các chính sách, các giải pháp hỗ trợ để các TCTD hoạt động có hiệu quả, kiểm soát chất lượng tín dụng, hỗ trợ khách hàng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Hoàn thiện Quy định về hoạt động mua bán nợ để tạo hành lang pháp lý cho các TCTD mua bán nợ và tham gia sàn giao dịch mua bán nợ.

Xem thêm: lmth.36101000042210202-yan-man-iouc-aun-oav-hnam-gnat-eht-oc-gnah-nagn-uax-on/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nợ xấu ngân hàng có thể tăng mạnh vào nửa cuối năm nay”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools