Tiêm vắc xin mũi 2 cho học sinh ở TP.HCM - Ảnh: Q.ĐỊNH
Đó là cần kiểm tra kỹ danh mục đề nghị mua sắm, biên bản họp hội đồng chuyên môn, hội đồng khoa học, tính năng kỹ thuật, công nghệ sản xuất, công suất sử dụng so với nhu cầu, thuyết minh về công nghệ, thế hệ sản xuất thiết bị, vật tư y tế.
Việc xác định giá mua trong kế hoạch đấu thầu, tài liệu xây dựng đơn giá trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, bộ xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng chống COVID-19, các văn bản đề nghị thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá. So sánh giá trúng thầu các địa phương khác, các văn bản áp dụng liên quan thẩm định giá.
Kiểm tra các bước trong quá trình đấu thầu, dấu hiệu vi phạm các quy định về đấu thầu, can thiệp trái pháp luật vào đấu thầu, thông thầu, gian lận trong đấu thầu, cản trở hoạt động đấu thầu, vi phạm quy định về cạnh tranh, công bằng trong đấu thầu, chuyển nhượng thầu trái phép.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, việc can thiệp vào đấu thầu mua sắm thuốc, vắc xin, vật tư, thiết bị y tế chống dịch, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc gây áp lực cho người có trách nhiệm trong tổ chức đấu thầu. Xác định rõ hậu quả của vi phạm như gây thiệt hại về vốn, tài sản nhà nước, các tổ chức, cá nhân là bao nhiêu.
Kiểm tra dấu hiệu chênh lệch lớn giữa giá trúng thầu và giá nhập khẩu, giá bán thiết bị tương tự trên thị trường. Cơ quan thanh tra cần làm rõ việc tính toán giá nhập khẩu, giá bán với chi phí hợp lý và tỉ suất lợi nhuận trên giá vốn dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp trúng thầu. So sánh với giá bán tương ứng, tính năng kỹ thuật tương đương, cùng khu vực sản xuất đang bán trên thị trường để phát hiện sai phạm.
Thanh tra Chính phủ cũng yêu cầu thanh tra bộ, ngành, địa phương khi thanh tra cần lưu ý kiểm tra làm rõ cấu hình kỹ thuật, nhãn mác, xuất xứ, chất lượng trang thiết bị, vật tư y tế. Việc thay đổi chủng loại, trang thiết bị, vật tư y tế sau khi trúng thầu, ký hợp đồng cung cấp. Kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, vật tư, thiết bị, sinh phẩm, bộ xét nghiệm, vắc xin, thuốc chữa COVID-19 tại các cơ sở y tế địa phương để làm rõ xem có bị quá hạn dùng, số lượng tồn kho, số lượng thanh lý.
Xác định rõ trách nhiệm gắn với cá nhân
Theo Thanh tra Chính phủ, kết quả thanh tra tại 61 địa phương trên toàn quốc sẽ được báo cáo Thủ tướng trước ngày 31-3. Mục đích của cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng trên toàn quốc lần này nhằm phát hiện các sơ hở, bất cập, khuyết điểm, vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, bộ xét nghiệm, thuốc chống COVID-19, qua đó xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm cá nhân để xảy ra sai phạm.
TTO - Thanh tra Chính phủ bắt đầu thanh tra việc mua sắm thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin và thuốc phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM giai đoạn từ ngày 1-1-2020 đến 31-12-2021.