Theo đó, vướng mắc thứ nhất là về bồi thường đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước. Vướng thứ hai là vướng mắc về việc không xây dựng lại nhà CC để bố trí tái định cư.
Cụ thể, chung cư 128 Hai Bà Trưng (P.Đa Kao, Q.1) có tổng diện tích 1.480m2, 97 hộ dân, mức độ nguy hiểm cấp D. Hiện chung cư chưa thể tháo dỡ, đang vướng mắc về phương án bồi thường đối với phần diện tích sử dụng chung.
Chung cư số 23 Lý Tự Trọng (Q.1) có tổng diện tích 1.274,6m2, 81 hộ dân, mức độ nguy hiểm cấp D, hiện đã tháo dỡ được 8.157m2 sàn, đang bị vướng mắc về nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích căn hộ, hành lang, cầu thang, đất sử dụng chung.
Chung cư Nguyễn Kim (Q.10) có tổng diện tích 6.218m2, đang vướng mắc chính sách trả góp mua căn hộ tái định cư tại khu B đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn, có nguồn gốc căn hộ thuộc sở hữu nhà nước, mua trả góp thuộc lĩnh vực điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Các chung cư vướng mắc về bồi thường đối với nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước gồm: CC 350 Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình) tổng diện tích 5.047m2, mức độ nguy hiểm cấp C, D, đã tháo dỡ; CC 251 Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình) tổng diện tích 1.714,7m2, cấp D, đã tháo dỡ; CC 289 Trần Hưng Đạo (74 Hồ Hảo Hớn, Q.1) tổng diện tích 4.261,7m2; CC 100 Cô Giang (Q.1) diện tích 14.525,4m2; CC Soái Kình Lâm (Q.5) tổng diện tích 4.829m2; CC Tân Phước (Q.11) tổng diện tích 11.417m2.
Sở Xây dựng kiến nghị đối với phần diện tích nhà và đất mà Nhà nước chưa phân bổ vào giá bán khi bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, gồm diện tích sở hữu chung (hành lang, cầu thang, lối đi chung…) và diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung (đất khuôn viên, sân chung) thì cơ quan thẩm quyền phê duyệt phương án bổ sung để chủ đầu tư bồi thường cho Nhà nước theo quy định.
Đối với nhóm chung cư vướng mắc về việc không xây dựng lại nhà chung cư để bố trí tái định cư, thành phố kiến nghị Bộ Xây dựng có ý kiến theo hướng xử lý là Nhà nước sẽ tổ chức di dân, bố trí tái định cư cho người dân tại các điểm khác nhau bằng nguồn vốn đầu tư công, vị trí khu đất của chung cư cũ sẽ được chuyển đổi chức năng quy hoạch, chức năng sử dụng đất phù hợp để tổ chức bán đấu giá theo quy định.
Trước đó, UBND Tp.HCM cho biết trong quá trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ , thành phố gặp một số khó khăn, vướng mắc cần xin ý kiến của Bộ Xây dựng. Theo đó, UBND Tp.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng có ý kiến thống nhất về việc áp dụng điều khoản chuyển tiếp của Nghị định số 69/2021 của Chính phủ để tiếp tục thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tạm cư, tái định cư đã được chấp thuận của các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã triển khai tại thành phố trước đây.
Cụ thể: Chấp thuận việc chủ đầu tư đã chi hỗ trợ bằng tiền cho người đang thuê các căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước mà không có nhu cầu tái định cư để tự lo chỗ ở mới bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà theo đơn giá bồi thường được thẩm định và hộ dân đang thuê nhà ở sở hữu Nhà nước không có nhu cầu thuê lại nhà ở sở hữu Nhà nước.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục nộp vào ngân sách Nhà nước phần còn lại bằng 40% giá trị đất và 40% giá trị nhà theo đơn giá bồi thường được thẩm định.
Sau khi thực hiện hoàn tất 2 công tác trên thì công nhận chủ đầu tư đã hoàn thành bồi thương đối với nhà, căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước.
Đối với các trường hợp dự án mới triển khai thì thực hiện đúng quy định của Nghị định 60 là không chi trả hỗ trợ bằng tiền đối với trường hợp đang thuê chọn hình thức tự lo nơi ở mới.
https://cafef.vn/vuong-mac-khi-xu-ly-chung-cu-cu-tai-tphcm-20220221213743682.chnTheo Bảo Anh
Nhịp Sống Kinh tế
Xem thêm: nhc.24544853122202202-mchpt-iat-uc-uc-gnuhc-yl-ux-ihk-cam-gnouv/nv.zibefac