Khi các nguồn lực có hạn, trong một giai đoạn nhất định, cần ưu tiên, tập trung đầu tư cho một số khu vực có điều kiện thuận lợi nhất, để các vùng đó phát triển đi trước một bước, làm đầu tàu, kéo các địa phương khác cùng phát triển. Đây là tinh thần được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong Báo cáo Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trên tinh thần đó, trong buổi Hội thảo xin ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học về Báo cáo này, các đại biểu đều đồng tình, giai đoạn tới sẽ tập trung hình thành và phát triển các hành lang kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây. Về vùng kinh tế trọng điểm, hiện cả nước có 4 vùng với quy mô gồm 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Do quy mô các vùng này quá lớn, chưa có cơ chế chính sách ưu đãi vượt trội nên chưa thực sự trở thành các vùng động lực.
Trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay, sẽ lựa chọn một số địa bàn có vị trí thuận lợi nhất, có sân bay và cảng biển cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển, có tiềm lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao để hình thành các vùng động lực của quốc gia.
Dự kiến Quy hoạch tổng thể quốc gia được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2022.
VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn 8 khu kinh tế (KKT) cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!