vĐồng tin tức tài chính 365

Ukraine chưa phải thành viên nhưng NATO vẫn sẽ động binh khi Nga xâm lược?

2022-02-23 10:36
Ukraine chưa phải thành viên nhưng NATO vẫn sẽ ứng cứu nếu Nga xâm lược? - Ảnh 1.

Người dân ở Donetsk ngày 21/2/2022 vẫy quốc kỳ Nga để ăn mừng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận hai vùng ly khai Donetsk và Luhansk tại miền đông Ukraine là các quốc gia độc lập. (Ảnh: AP).

Website của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) viết rõ: "NATO là một liên minh phòng thủ với mục đích bảo vệ các thành viên của mình. Quan điểm chính thức của NATO là 'Chúng tôi không muốn đối đầu và không phải là mối đe dọa với nước Nga'".

Trong 14 điều thuộc Hiến chương của NATO chỉ có một điều duy nhất nói về hành động quân sự, đó là Điều 5: Nếu một thành viên NATO bị tấn công thì coi như tất cả đều bị tấn công, mọi thành viên đều có nghĩa vụ hỗ trợ quốc gia nạn nhân ngay lập tức.

Trong lịch sử kể từ khi thành lập năm 1949 đến nay, Điều 5 của NATO mới chỉ được kích hoạt duy nhất một lần, sau vụ khủng bố 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ. Vậy phải chăng chỉ cần Nga không chủ động gây hấn với các thành viên NATO thì sẽ sống yên ổn? 

Trong thực tế, Tổng thống Nga Vladimir Putin có nhiều lý do để coi NATO là một kẻ thù hiếu chiến.

Kosovo và Libya: Không động chạm đến thành viên NATO cũng hứng đạn

Tháng 12/1998, Mỹ ném bom Iraq – một nước đồng minh của Nga, khiến cho quan hệ Nga – Mỹ căng thẳng.

Tháng 3/1999, NATO kết nạp thêm ba thành viên mới ở Đông Âu là Hungary, Cộng hòa Séc và Ba Lan. Ba nước này đều là các thành viên cũ của Khối Vác-sa-va (Warsaw Pact) – Liên minh quân sự do Liên Xô khởi xướng vào năm 1955 để đối đầu NATO. Vì vậy, mối quan hệ giữa Nga và Phương Tây càng thêm đối địch.

Ngày 23/3/1999, Tổng thư ký NATO khi đó là Javier Solana tuyên bố tổ chức quân sự này sẽ tiến hành không kích tại Kosovo chống lại quân đội Serbia.

Cả Kosovo và Serbia đều thuộc Liên bang Nam Tư cũ (Yugoslavia). Khi Liên bang này tan rã đầu thập niên 1990, Kosovo đòi độc lập nhưng Serbia không đồng ý, dẫn tới chiến tranh. NATO can thiệp với lý do "chấm dứt một thảm họa nhân đạo" đang diễn ra ở Kosovo.

Nga không hoàn toàn tin cái cớ này, một phần vì hành động quân sự của NATO không được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phê chuẩn và chiến dịch không kích dài 78 ngày đêm khiến cho ít nhất 488 dân thường Nam Tư thiệt mạng.

Ukraine chưa phải thành viên nhưng NATO vẫn sẽ ứng cứu nếu Nga xâm lược? - Ảnh 2.

Khói lửa rực trời sau một cuộc không kích của NATO ở Nam Tư năm 1999. (Ảnh: EPA).

Vào năm 1999, Kosovo, Serbia và các thành viên khác của Liên bang Nam Tư cũ đều không trực tiếp đe dọa an ninh của các thành viên NATO, vậy nhưng NATO vẫn kiếm ra cớ "ngăn chặn thảm họa nhân đạo" để tấn công quân sự, không cần kích hoạt Điều 5 trong hiến chương.

Trong bối cảnh quan hệ Nga – NATO đang không mấy nồng ấm, việc NATO can thiệp vào cuộc chiến ở Kosovo khiến Nga càng thêm lo ngại. Chính ông Putin đã coi sự việc ở Kosovo là "một tiền lệ đáng sợ" và "phá vỡ toàn bộ hệ thống các quan hệ quốc tế".

Nên nhớ rằng vào năm 1999, NATO vừa kết nạp ba nước gần Nga là Hungary, Cộng hòa Séc và Ba Lan. Hành động ở Kosovo cho thấy NATO có thể tấn công các quốc gia khác kể cả khi thành viên NATO không bị đe dọa.

Nếu trong tương lai NATO cũng lấy cớ "thảm họa nhân đạo" đang xảy ra ở Nga rồi đem quân xâm lược thì Nga phải tính sao?

Câu chuyện tương tự xảy ra ở Libya vào tháng 3/2011. Libya khi đó không phải là mối đe dọa quân sự với bất kỳ thành viên nào của NATO nhưng NATO vẫn đem quân tiến đánh, không cần kích hoạt Điều 5 trong hiến chương của mình.

Ngày 21/2 vừa qua, Tổng thống Nga vừa ra lệnh tiến quân vào miền đông Ukraine. Tuy Ukraine chưa phải là một thành viên NATO nhưng cũng không gì có thể ngăn cản NATO động binh như từng làm ở Kosovo hay Libya.

Mỹ và NATO dồn ép Nga vào đường cùng

Sau khi Liên Xô tan rã đầu thập niên 1990, nền kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, GDP sa sút 7 năm liên tiếp và giảm tổng cộng 40%. Lạm phát cao phi mã, chạm mức 86% vào năm 1999. Quân đội Nga khi đó là một mớ hỗn độn chứ không phải lực lượng hùng mạnh như thời Chiến tranh Lạnh.

Ukraine chưa phải thành viên nhưng NATO vẫn sẽ ứng cứu nếu Nga xâm lược? - Ảnh 4.

Kinh tế Nga suy thoái nặng nề trong thập niên 1990.

Mỹ lẽ ra có thể tận dụng cơ hội đó để lập ra một trật tự mới ở châu Âu bao gồm cả Nga trong đó, để cho Nga trở thành một nước dân chủ kiểu phương Tây, chơi theo luật của phương Tây.

Trong thực tế, Tổng thống Mỹ Bill Clinton và các quan chức ngoại giao Mỹ lại quyết định nhân lúc Nga suy yếu để mở rộng NATO đến sát biên giới của Nga, khiến cho Nga cảm thấy bị đe dọa.

Chính người Nga khi đó cũng phải tự hỏi: Tại sao Mỹ lại cực lực thúc đẩy một liên minh quân sự từ thời Chiến tranh Lạnh như NATO tiến về phía Nga trong khi Nga không còn khả năng đe dọa các nước Phương Tây?

NATO được thành lập năm 1949 để bảo vệ các thành viên tư bản chủ nghĩa chống lại các nước xã hội chủ nghĩa trong khối Hiệp ước Warsaw (Vác-sa-va) do Liên Xô dẫn đầu. Năm 1991, Liên Xô đã tan rã, vậy tại sao NATO vẫn liên tục bành trướng?

Ukraine chưa phải thành viên nhưng NATO vẫn sẽ ứng cứu nếu Nga xâm lược? - Ảnh 5.

Mức 86% năm 1999 có vẻ rất cao nhưng không phải là đỉnh lịch sử. Lạm phát tại Nga lên tới 874% vào năm 1993 và lần lượt là 308% và 197% trong hai năm sau đó

Sự đe dọa từ NATO dường như đã thổi hồn vào một xác ướp, khiến cho Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài vực dậy đất nước và xây dựng một đội quân hùng mạnh vì sự sống còn của dân tộc.

Chính sách sai lầm của Mỹ và NATO đảm bảo chắc chắn châu Âu sẽ một lần nữa bị chia rẽ sau hai cuộc chiến tranh thế giới huynh đệ tương tàn.

Những năm gần đây, Tổng thống Vladimir Putin đang phản kháng mạnh mẽ. Nga hiện sở hữu quân đội hùng hậu thứ 2 thế giới nên ông Putin có sức mạnh cơ bắp mà người tiền nhiệm Boris Yeltsin không có.

Sau khi chiếm bán đảo Crimea vào năm 2014, Nga lại vừa công khai đưa thêm quân vào hai vùng ly khai Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine.

Giới lãnh đạo Mỹ đồng thanh khẳng định Nga đang bắt nạt hàng xóm, không muốn Ukraine đi theo con đường dân chủ Phương Tây, không để cho Ukraine gia nhập NATO, … Nhưng những phát biểu này đã phớt lờ đi những chính sách sai lầm của Mỹ trong thập niên 1990.

Xem thêm: mth.61804900132202202-coul-max-agn-uen-uuc-gnu-es-nav-otan-gnuhn-neiv-hnaht-iahp-auhc-eniarku/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ukraine chưa phải thành viên nhưng NATO vẫn sẽ động binh khi Nga xâm lược?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools