vĐồng tin tức tài chính 365

Nỗi lòng yêu thời COVID-19

2022-02-23 11:12
Nỗi lòng yêu thời COVID-19 - Ảnh 1.

Một đôi bạn trẻ đang hẹn hò trong hoàn cảnh “bình thường mới” do COVID-19 - Ảnh: NGỌC HIỂN

Họ đã làm gì để có thể duy trì mối quan hệ, và những giải pháp gợi ý để những trái tim non trẻ không còn cô đơn?

Gần nửa năm chỉ "gặp" nhau... qua webcam!

Quen biết nhau được hai năm, mối quan hệ giữa Tuấn Anh (sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM) và bạn gái tiến triển tốt đẹp cho đến giữa năm 2021, giai đoạn khi COVID-19 bùng phát đỉnh điểm ở TP.HCM.

"Thời điểm đó đúng nghĩa mỗi người một nơi vì bạn gái tôi về quê, việc đi lại cực kỳ khó khăn nên chúng tôi gặp nhau chủ yếu qua màn hình khô khốc. Cười cười nói nói trên webcam vậy chứ bên trong là sự hụt hẫng, trống rỗng thật sự. Vài tháng trước tưởng đã có dịp gặp lại nhau vì các thành phố dần bỏ lệnh giãn cách nghiêm ngặt, sát ngày gặp nhau thì xui sao một trong hai đứa báo vừa tiếp xúc F0 nên hoãn, rồi lần kế đứa kia lại cũng gặp F0 rồi lại hoãn", Tuấn Anh nhớ lại.

Do sống xa nhau quá lâu, cộng với sự bức bối vì phải ở một chỗ thời gian dài, các vấn đề trong cuộc sống liên tục diễn ra... nên cả hai tranh cãi nhiều, dẫn đến quyết định cuối cùng là "đường ai nấy đi".

Biết được thông tin học sinh trung học sắp có cơ hội đi học trực tiếp từ đầu năm mới, bạn Quang Duy (sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) không giấu được sự ghen tị. "Buồn ghê, trong khi đó sinh viên lại chưa được đi học lại. Mình để ý một bạn kia trong trường lâu rồi nhưng đầu năm đến giờ toàn học online nên chưa có dịp tiếp cận trực tiếp chứ nói gì đến cưa cẩm", Quang Duy than thở.

Một số bạn trẻ khác cho biết họ cũng gặp tình trạng tương tự. Bạn Ngọc Anh (25 tuổi, nhân viên một tập đoàn tài chính) cho biết gia đình quản lý bạn chặt hơn dù bạn đã lớn tuổi, độc lập về tài chính. 

"Nhà có người già với trẻ nhỏ nên tôi cũng tự nhắc nhở bản thân không được phép chủ quan, hạn chế tối đa việc gặp và trò chuyện với những người khác kể cả "đối tượng" đang tìm hiểu. Lâu lắm rồi tôi không còn đi ăn ngoài quán hay đến rạp chiếu phim cùng bất kỳ ai. Cá nhân tôi cũng ám ảnh với những hình ảnh thương tâm do COVID-19 nên dần lười yêu hẳn, bạn trai tôi rất khó chịu về điều này", Ngọc Anh bộc bạch nỗi khổ tâm của bản thân.

Khi không thay đổi được, cần linh động thích nghi

Thực chất câu chuyện trên xảy ra khắp mọi nơi chứ không chỉ riêng với giới trẻ Việt. Chẳng hạn nếu chúng ta gõ từ khóa "Breakup by COVID" (tạm dịch: Chia tay vì COVID) trên công cụ tìm kiếm Google, sẽ có đến 1,73 tỉ kết quả trả về!

Và cũng không phải ngẫu nhiên mà kỹ năng thích nghi luôn nằm trong nhóm các yếu tố quan trọng hàng đầu trong tương lai, thậm chí tờ tạp chí danh tiếng Harvard Business Review (thuộc ĐH Harvard, Hoa Kỳ) còn cho rằng đó là kỹ năng tối quan trọng đem lại lợi thế cạnh tranh cho hầu hết lao động các cấp trong tương lai.

Theo thạc sĩ - bác sĩ CKI Nguyễn Trung Nghĩa (đơn vị tâm lý tâm thần, khoa nội thần kinh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn), khi giới trẻ đi làm, đi học trực tiếp trên giảng đường thì dĩ nhiên cơ hội để tiếp xúc, làm quen nhau dễ hơn... Và khi những tương tác vật lý bị hạn chế thì chúng ta phải linh động tìm cơ hội thông qua những hình thức khác.

"Cá nhân tôi cho rằng các bạn trẻ vẫn có thể tận dụng cơ hội để có thể hiểu được "đối tượng" từ xa hoặc thông qua mạng xã hội. Chẳng hạn chịu khó lướt toàn bộ Facebook của người kia để nắm phần nào chân dung họ, sở thích, cách phối đồ yêu thích, bạn thân là ai, người ấy thích đọc sách không... rồi từ đó đưa ra "chiến thuật" tiếp cận phù hợp. Điều quan trọng là hành động này phải chân thành và thường xuyên", bác sĩ Trung Nghĩa chia sẻ.

Theo bác sĩ Trung Nghĩa, những sự bức bối, khó chịu khi sống xa nhau thường phổ biến ở những đôi bạn trẻ từng có thời gian tiếp xúc trực tiếp trước đây. "Tình trạng này sẽ dễ chịu hơn với những cá nhân chỉ mới biết hoặc tìm hiểu đối phương qua mạng xã hội. Nhưng cho dù mỗi người một cảnh thì chúng ta phải chấp nhận một sự thật là cái gì không thay đổi được thì phải thích nghi. Cuộc sống vốn dĩ luôn tiếp diễn và thay đổi không ngừng", anh chia sẻ góc nhìn.

Nhật báo Standard (Anh) cho biết có sự gia tăng đáng kể các vụ chia tay của các cặp đôi tại Anh, còn một công ty luật danh tiếng tại xứ sở sương mù ghi nhận số lượng các vụ kiện liên quan đến vấn đề tình cảm tăng 122% so với cùng kỳ năm 2020 (tính trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 10).

Còn tổ chức chuyên hỗ trợ các vấn đề cần tính bảo mật thông tin cao tại Anh CCA cũng ghi nhận có sự gia tăng đột biến về nhu cầu hỗ trợ tư vấn, đưa lời khuyên trực tuyến xoay quanh chủ đề làm sao kết thúc một mối quan hệ.

Tại Mỹ, một trang web uy tín chuyên về mảng pháp lý cho biết tỉ lệ hợp đồng họ nhận được liên quan đến ly dị tăng 34% so với quý cùng kỳ năm trước, điều đáng nói là có đến 20% trong số này là các cặp đôi chỉ mới cưới nhau... 5 tháng trước!

Yêu xa thời COVID-19Yêu xa thời COVID-19

TTO - Đại dịch COVID-19 kéo dài, những người yêu nhau, những đôi vợ chồng không chung nhà bị cách trở nên phải yêu xa. Họ vượt qua ngày khó khăn, xa cách để giữ nhau mỗi ngày theo cách riêng của mỗi người.

Xem thêm: mth.14222620132202202-91-divoc-ioht-uey-gnol-ion/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nỗi lòng yêu thời COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools