vĐồng tin tức tài chính 365

Những nghề quái lạ trên thế giới - Kỳ 2: Người thích chạm mặt thú dữ

2022-02-23 12:24
Những nghề quái lạ trên thế giới - Kỳ 2: Người thích chạm mặt thú dữ - Ảnh 1.

Hổ ở Bhutan - Ảnh: Emmanuel Rondeau

Emmanuel Rondeau đã rong ruổi khắp thế giới từ Bhutan qua Costa Rica đến vùng Siberia (Nga), mỗi chuyến đi là một lần thám hiểm.

Tự thân hình ảnh không bao giờ là mục đích nghiên cứu mà phải có câu chuyện kèm theo.

EMMANUEL RONDEAU

Đi săn báo bị nhầm là... điệp viên

Emmanuel Rondeau (năm nay 38 tuổi) chào đời tại thành phố nhỏ Lyon, Pháp. Do áp lực gia đình, học xong tú tài anh theo đuổi con đường kỹ thuật. Dù vậy, ngọn lửa đam mê thú dữ trong anh vẫn luôn cháy bỏng. 

Anh nhớ lại ngôi làng Vercors nơi anh lớn lên với những cánh rừng chạy dài mút mắt và kể lại trên tạp chí Geo: "Tôi từng nằm mơ thấy những con thú hoang dã to lớn đến mê mẩn. Hình ảnh cọp, voi, sư tử phủ kín tường căn phòng tôi". Ngoài thú dữ, anh còn ghiền xem các bộ phim phiêu lưu kiểu như phim Lawrence xứ Ả Rập (năm 1962).

Năm cuối đại học tại Mỹ năm 2007, anh đã bị hút hồn trước vẻ đẹp công viên quốc gia Point Reyes bên bờ biển San Francisco với nhiều cây số bãi biển không một bóng người cùng hệ động vật phong phú gồm cá voi, cú đại bàng, nai sừng tấm, linh miêu. Và tại đó anh đã tập tành chụp ảnh. 

Trong lần chụp ảnh thú dữ đầu tiên, lúc đối đầu với một con báo sư tử, anh đã không thành công do thiếu kinh nghiệm. Anh giải thích: "Báo sư tử giữ vai trò mấu chốt trong hệ sinh thái địa phương vì chúng săn các loài thú săn mồi khác. Thế nhưng chúng cứ như bóng ma, không ai có thể chụp ảnh được chúng".

Trở về Pháp, anh quyết định kết hợp đam mê chụp ảnh thú dữ với dự án mà anh đã từng nung nấu: bảo tồn các loài động vật họ mèo (sư tử, hổ, báo, mèo rừng...) thông qua ảnh chụp và phim. 

Năm 2012, anh thành lập Công ty White Fox Pictures. Yêu cầu đề ra là phải chụp được những bức ảnh chưa ai từng chụp và mục tiêu được xác định: "Tôi không muốn minh họa các loài đã nhìn thấy mà tìm một điều khác bằng cách đi đến những khu vực chúng ít được nhìn thấy, những khu rừng kín, những khu vực xa lạ khó tiếp cận"...

Năm 2012, trong chuyến thám hiểm đầu tiên dài ba tháng đến Costa Rica, anh đã đi hơn 2.000km và sụt mất 10kg. Sau khi liên lạc với các nhà khoa học đã cảnh báo tình hình săn trộm báo đốm (Panthera onca), anh đến gặp họ tại một căn cứ giữa công viên quốc gia Corcovado. Sau một tuần thu thập thông tin, anh rời đi một mình để đặt bẫy ảnh. Một tối nọ, anh quay về với đèn pha trên trán. Anh nhớ lại: "Lúc đó là mùa mưa. Nước tràn khắp nơi. Tôi đã kịp dừng lại cách một con cá sấu chỉ 50cm khi phát hiện đôi mắt nó trong ánh sáng lờ mờ. Tôi đã suýt giẫm phải nó!".

Vài ngày sau, trong lúc anh đi thay pin ở căn cứ, đồng hồ GPS bị hỏng và anh đã đi lạc trong rừng. Lúc bấy giờ trời đã sụp tối, mưa bắt đầu rơi. Anh mò mẫm nhiều giờ bám theo dòng sông, cuối cùng cũng tìm được đường về căn cứ. Anh kể: "Tôi hoảng sợ vì đã gặp cá sấu, côn trùng và rắn nhưng tôi học được một điều trong chuyến phiêu lưu này là con người rất khó chết!". Sau khi trở về Pháp, anh đã bán đề tài đầu tiên của mình cho các báo ở Pháp và châu Âu.

Hai năm sau, anh thực hiện chuyến đi khó khăn nhất đến vùng Viễn Đông Nga để lần theo dấu báo Amur (Panthera pardus orientalis) trong khu bảo tồn hổ và báo Amur mới thành lập ở Nga. 

Ban đầu các nhà khoa học Nga hướng dẫn cho anh những nơi báo hay qua lại và địa điểm an toàn có thể sử dụng pháo sáng cứu nạn khi gấu nâu xuất hiện. Chẳng mấy chốc họ không đến gặp anh nữa vì "họ cứ nghĩ cơ quan tình báo Pháp cử tôi đến". Khu bảo tồn thường đóng cửa không cho du khách tham quan và anh không được phép ra ngoài một mình. Tuy nhiên, anh vẫn kiên trì đi đặt bẫy ảnh suốt ba tháng ròng.

Những nghề quái lạ trên thế giới - Kỳ 2: Người thích chạm mặt thú dữ - Ảnh 3.

Đặt bẫy ảnh ở Guyane - Ảnh: Emmanuel Rondeau

Săn hổ ở Bhutan, Nepal và báo đốm ở Guyane

Năm sau, Emmanuel Rondeau lại lên đường đến khu bảo tồn lân cận giữa mùa đông để theo dấu hổ Siberia. Cuối cùng mọi cực nhọc được đền đáp. Các bức ảnh chụp báo Amur đã xuất hiện trên trang nhất nhiều tạp chí bảo vệ thiên nhiên đồng thời đánh dấu giai đoạn anh bắt đầu cộng tác với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF).

Năm 2016, WWF đề nghị anh đi chụp ảnh và quay phim hổ Bengal (Panthera tigris tigris) trên dãy núi Himalaya cao 3.400m ở Bhutan. Lúc đó Bhutan chỉ còn khoảng 100 cá thể hổ Bengal và chưa có bức ảnh nào của công chúng chụp được chúng, trừ các ảnh nghiên cứu khoa học. Chúng di chuyển, kiếm ăn và sinh sản giữa các khu bảo tồn theo hành lang sinh thái do WWF thiết lập.

Anh cùng các nhà khoa học Pháp nghiên cứu tính khả thi của dự án suốt sáu tháng. Tháng 4-2017, anh bay sang Bhutan bắt đầu chuyến thám hiểm dài ba tháng. Không có đường sá, phải leo lên sườn núi giữa trời lạnh giá, tuyết rơi rồi dựng trại ở khu vực hành lang. Ba hướng dẫn viên giúp anh mang khoảng 100kg thiết bị. Anh mất một tuần để đặt bẫy ảnh, sau đó cứ mỗi 10 ngày quay trở lại kiểm tra. Để xây dựng câu chuyện về mối liên kết thiêng liêng giữa người dân Bhutan với hổ, anh đã tiếp xúc với các học sinh địa phương và đến thăm các đền thờ vì hổ được xem như thần linh ở Bhutan.

Năm 2018, Emmanuel bắt đầu thực hiện dự án mạo hiểm nhất. Anh sống suốt hai tháng trong địa ngục đào vàng lậu ở Guyane để chụp ảnh báo đốm (Panthera onca). Anh giải thích: "Các lều trại khai thác gây ô nhiễm thủy ngân rất nặng làm ô nhiễm nguồn nước và hệ sinh thái, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ sinh thái báo đốm". 

Tại trạm của Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), nơi anh lưu trú giữa khu bảo tồn Nouragues, đã từng có hai hướng dẫn viên bị bọn đào vàng lậu sát hại năm 2006. Tình hình vẫn còn căng thẳng.

Để minh họa cho đề tài, anh theo chân đơn vị quân đội chống khai thác vàng lậu. Mọi người toàn đi bộ trong thời tiết nóng ẩm. Anh kể: "Những người lính được trang bị đến tận răng dùng mã tấu mở đường đi và bò qua bùn đất. Quả thật hết sức mệt mỏi!". Sau chuyến đi, một bức ảnh chụp báo đốm của anh đã được trao giải thưởng Nhà nhiếp ảnh động vật hoang dã năm 2019. 

Anh giải thích: "Ảnh chụp trái ngược hoàn toàn với các miêu tả về báo đốm như linh hoạt, cao to, vạm vỡ, hung dữ. Thật ra chúng là loài mong manh phải xoay xở mọi cách để sống. Hình ảnh cho thấy tính thận trọng và đẳng cấp của chúng".

Năm 2019, anh bay sang Nepal hơn một tháng theo dấu hổ Bengal. Số cá thể hổ đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2010. Lần này, anh lại phải đối mặt với thử thách mới. Thiết bị của anh đã bị voi quật nhiều lần. Voi và tê giác không chịu được ánh đèn flash. 

Một ngày nọ, anh đang đứng bên bờ sông cách một con tê giác khoảng 20m. Anh kể: "Nó nghe tiếng máy ảnh kêu lách cách bèn lao vào chúng tôi. Người dẫn đường hốt hoảng bỏ chạy trong thảo nguyên rồi nhào xuống con sông đầy đá cùng với tôi theo sau. May mắn con tê giác quá nặng nề không đuổi theo. Chân chúng tôi tóe máu".

Một ngày năm 2014, Emmanuel Rondeau hụt chết trong lúc điều tra về nạn săn trộm hổ Siberia ở Nga. Anh đi cùng với các nhân viên bảo vệ khu bảo tồn để chụp ảnh cảnh tịch thu da hổ.

Anh kể: "Trời lạnh cóng xuống âm 30 độ C. Tôi mất sức và đột nhiên không nhìn thấy gì rồi ngã quỵ". Anh được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ đã tiêm cho anh thuốc caffeine (thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương). Cuối cùng anh đã nhìn thấy trở lại. Anh tâm sự: "Sự cố xảy ra do tôi quá mệt mỏi. Lúc đó tôi cứ nghĩ mình mắc chứng phình động mạch".

-------------

George Van Horn đam mê rắn từ nhỏ. Ông đã lập vườn thú Reptile World Serpentarium chuyên cung cấp nọc độc rắn khắp thế giới.

Kỳ tới: Chơi với rắn độc, hàng chục lần bị rắn cắn

Những nghề quái lạ trên thế giới - Kỳ 1: Kẻ săn răng cá mập hóa thạchNhững nghề quái lạ trên thế giới - Kỳ 1: Kẻ săn răng cá mập hóa thạch

TTO - Thay vì mơ ước trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên hoặc mở trang trại, một số ít người lại tìm đến các công việc lạ lùng như lặn xuống biển tìm răng cá mập, vào rừng sâu săn ảnh thú dữ, rong ruổi thám hiểm khắp nơi.

Xem thêm: mth.14795430132202202-ud-uht-tam-mahc-hciht-iougn-2-yk-ioig-eht-nert-al-iauq-ehgn-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những nghề quái lạ trên thế giới - Kỳ 2: Người thích chạm mặt thú dữ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools