Do nhu cầu người dân cần tiền chi tiêu và thu nhập bị ảnh hưởng từ dịch bệnh kéo dài nên tình hình tín dụng đen vẫn có nhiều diễn biết phức tạp. Các đường dây tín dụng đen xuất hiện chủ yếu ở nông thôn, cho vay nặng lãi với lãi suất lên đến hàng trăm phần trăm một năm. Tuy nhiên, lường trước sự việc Bộ Công an đã có những kịch bản đấu tranh trấn áp.
Tuần trước, tại huyện Tiền Hải, Thái Bình, hàng chục trinh sát đã đột kích vào ổ nhóm chuyên cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn với lãi suất trên 180%/năm do Nguyễn Thị Nhật, sinh năm 1968 cầm đầu.
Các đối tượng đã tiếp cận những người dân cần vay tiền tại các khu vực vùng ven biển; yêu cầu người vay không ghi lãi suất, mà phải viết giấy bán đất, bán nhà, bán xe, ký tên, điểm chỉ, chụp ảnh, quay clip người vay. Khi người vay không trả đúng hạn, các đối tượng sẵn sàng tung lên mạng xã hội để hạ uy tín, uy hiếp người thân và chiếm đoạt tài sản đã viết giấy bán.
Các đường dây tín dụng đen xuất hiện chủ yếu ở nông thôn, cho vay nặng lãi với lãi suất lên đến hàng trăm phần trăm một năm. (Ảnh minh họa - Ảnh: VN Media)
"Lãi suất tôi nhẩm tính là 5.000 đồng/triệu/ngày, nhưng Vương chỉ trả tôi 4.000, tôi thu 4.000", đối tượng Nguyễn Thị Nhật cho biết.
Tại tỉnh Quảng Bình, từ đầu năm đến nay liên tiếp 4 đường dây cho vay nặng lãi từ 250 - 700%/năm đã bị lực lượng công an tỉnh triệt phá. Điển hình, một nhóm 8 đối tượng đã lợi dụng vào công ty tài chính, dịch vụ cầm đồ và giả danh người mua bán bất động sản để tiếp cận người cần vay.
Thủ tục nhanh gọn, không cần thế chấp nên trong thời gian ngắn, nhóm đối tượng đã tiếp cận được hơn 500 khách hàng tại thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, Bố Trạch, Quảng Trạch với số tiền hàng chục tỷ đồng.
Trong số hàng trăm người là nạn nhân của ổ nhóm mà công an đã xác định được, có đến gần một nửa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh…
"Chủ yếu là cho vay tín chấp. Một số đối tượng hoạt động cho vay qua mạng Internet, sử dụng những hình ảnh, clip nhạy cảm của chị em phụ nữ để khống chế, đòi nợ", Thượng tá Dương Kim Tư, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Bình, cho hay.
Theo đại diện Công an tỉnh Quảng Bình, tình hình tín dụng đen trước, trong và sau Tết có những diễn biến phức tạp. Nhiều đối tượng đã núp bóng cho vay ngang hàng (P2P Landing) để tổ chức hoạt động cho vay. Thời gian gần đây, những quy định rõ ràng của pháp luật về mức tiền cho vay cũng khiến việc xử lý thuận lợi hơn. Trước đây việc thu lời bất chính trên 30 triệu đồng mới bị xử lý hình sự, tuy nhiên hiện nay, những lần cho vạy nặng lãi chưa đủ 30 triệu nhưng cộng lại nhiều lần trên 30 triệu vẫn bị xử lý hình sự.
VTV.vn - Lợi dụng nhu cầu chi tiêu tăng cao dịp trong và sau Tết, tín dụng đen đang có xu hướng gia tăng, biến tướng, thủ đoạn tinh vi hơn để tiếp cận người cần vay tiền.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.96240700132202202-007-ned-oc-tac-taus-ial-ned-gnud-nit-yad-gnoud-ueihn-pas-hnad/taul-pahp/nv.vtv