Vậy cước phí SMS Banking đắt là do ngân hàng thu cao hay do nhà mạng viễn thông?
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện một trong ba nhà mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam cho biết: “Lý do giá tin nhắn Brandname cao hơn giá tin nhắn thường là bởi đối với tin nhắn Ngân hàng, do đặc thủ tin nhắn các ngân hàng yêu cầu SLA (Service Level Agreement ở mức cao nhất, để đáp ứng yêu cầu đó đã triển khai trên một hệ thống riêng biệt, luôn đảm bảo dự phòng 1+1 tránh sự cố gây gián đoạn dịch vụ, có tốc độ xử lý tin nhắn nhanh giúp ngân hàng gửi tin nhắn với số lượng lớn tại một thời điểm, thời gian tin nhắn đến thuê bao nhanh (<10s), nguồn lực nhân sự vận hành cung cấp dịch vụ luôn được ưu tiên và sẵn sàng xử lý kịp thời các yêu cầu của khách hàng....) Do đó, đơn giá tin nhắn lĩnh vực Ngân hàng cao hơn tin nhắn thông thường”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nhà mạng này vẫn giữ nguyên mức giá được áp dụng từ giai đoạn 2018-2019 cho đến nay, không thực hiện tăng giá trong năm 2020/2021 gây ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc khách hàng của các ngân hàng. Mức giá nhà mạng này còn điều chỉnh chính sách chiết khấu theo mức lưu lượng, áp dụng mức giảm giá cao hơn cho các đại lý và các ngân hàng. Sau khi giảm trừ chiết khấu, đơn giá của nhà mạng này áp dụng cho các ngân hàng là từ 580 đồng – 680 đồng.
Trao đổi với phóng viên, đại diện một trong 3 nhà mạng viễn thông lớn cho rằng: “Việc thông tin gần đây của các ngân hàng trên báo chí thể hiện chưa đúng bản chất sự việc, dẫn đến hiểu lầm từ dư luận và các cơ quan quản lý nhà nước về việc nhà mạng tăng giá cước SMS Brandname trong thời gian gần đây.
Các ngân hàng cần minh bạch về chi phí tin nhắn phải trả, doanh thu dịch vụ thu được và xác định rõ trách nhiệm chăm sóc khách hàng và quyền lợi trong kinh doanh. Quan điểm của các nhà mạng là hoạt động chăm sóc khách hàng là nghĩa vụ và trách nhiệm, không thể thu phí của khách hàng từ cuộc gọi vào tổng đài chăm sóc khách hàng cho đến từng SMS Brandname gửi đến máy khách hàng. Các nhà mạng đã thể hiện trách nhiệm trong việc hỗ trợ ngân hàng đợt COVID-19, miễn phí hàng chục tỉ đồng, hỗ trợ cảnh báo tin nhắn giả mạo…, về việc này cần được dư luận xã hội ghi nhận”.
Hiệp hội Ngân hàng đã 4 lần gửi kiến nghị lên Bộ Thông tin và Truyền thông
Thời gian qua, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) liên tục gửi kiến nghị để các nhà mạng giảm cước phí tin nhắn SMS cho các ngân hàng thương mại nhưng chưa nhận được sự phản hồi.
Tính đến cuối năm 2021, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã 4 lần có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, các tổ chức tín dụng kiến nghị với các nhà mạng viễn thông xem xét, điều chỉnh lại cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng cho phù hợp với thực tiễn.
Trả lời phỏng vấn báo Lao Động, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng cho rằng “Cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng mà các nhà mạng viễn thông thu đang cao hơn gấp 3 lần so với phí tin nhắn bình thường. Nếu các tổ chức tín dụng thu phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng của khách hàng cao tương ứng thì rất mang tiếng, nhưng nếu miễn phí cho khách hàng thì các tổ chức tín dụng cũng không thể “gánh” được cước phí của nhà mạng thu”.
TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết: “Hiện các ngân hàng đang phản ánh rất nhiều về việc các nhà mạng thu phí cước tin nhắn dịch vụ ngân hàng với các mức khác nhau mà không giải thích rõ việc tính cước phí như thế nào, chỉ nêu lý do vì dịch vụ ngân hàng mang tính bảo mật”.
Cách huỷ dịch vụ SMS Banking Vietcombank
Trong trường hợp khách hàng không muốn sử dụng dịch vụ SMS chủ động, cú pháp tin nhắn huỷ dịch vụ SMS Banking là "VCB CD HUY" gửi tới 6167.
Xem thêm: odl.8317101-ihp-ihc-hcab-hnim-gnah-nagn-iod-gnam-ahn-tahc-auq-gniknab-sms-ihp/et-hnik/nv.gnodoal