Đó là chia sẻ của ông Lương Hoài Nam - Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) tại tọa đàm "Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: Động lực mới, cơ hội hội mới" do Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam tổ chức chiều 24-2.
Việt Nam sẽ mở lại hoàn toàn các hoạt động du lịch quốc tế từ ngày 15-3 - Ảnh: LÂM THIÊN
Các chuyên gia tại tọa đàm đã đề ra những giải pháp để phục hồi hoạt động bay thường lệ quốc tế, đặc biệt là mở cửa đón khách du lịch từ 15-3. Việc hàng không mở đường bay, tăng tần suất bay sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Du lịch phát triển lại mang nguồn khách rất lớn, hỗ trợ cho ngành hàng không.
Ông Bùi Minh Đăng - Phó trưởng phòng Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) - cho biết từ 15-2 Việt Nam mở cửa toàn bộ đường bay quốc tế, không hạn chế tần suất. Tính tới thời điểm hiện tại, hàng không Việt Nam mở lại bay quốc tế đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giai đoạn từ ngày 11-1 đến 23-2, có khoảng 200.000 khách quốc tế đến Việt Nam. Con số này theo ông Đăng, còn rất nhỏ so với lượng khách (4 triệu khách/tháng) thời kỳ cao điểm năm 2019 nhưng vẫn là con số ấn tượng vì Việt Nam vừa mở lại sau thời kỳ dịch. "Hiện nay chúng tôi đã nhận được rất nhiều đề nghị từ quốc tế mở lại đường bay đến Việt Nam đặc biệt ở châu Âu, Nga.... Đây là tín hiệu đáng mừng", ông Đăng cho biết.
Ông Lương Hoài Nam cho rằng Thái Lan, Campuchia đã mở cửa chính thức từ tháng 11-2021 trong khi Việt Nam mới vừa thí điểm du lịch Phú Quốc, rồi Bình Định,… và dự kiến 15-3 mở cửa hoàn toàn là chậm.
"Cần cố gắng mở càng sớm càng tốt, càng rộng các tốt, điều kiện mở càng thoáng càng tốt. Trước đây, cứ 2 tuần Việt Nam thu được 1 tỉ USD doanh thu từ khách nước ngoài. Trong khi 2 năm Việt Nam bị đình trệ, vì vậy Chính phủ nên mở thoáng, mở thật cho hàng không đón khách quốc tế" - ông Nam nói.
Ông Nam cũng đề xuất phục hồi chính sách visa như trước COVID-19 ngay lập tức và công bố luôn. "Chính sách visa vô cùng quan trọng. Cần phục hồi ngay việc miễn visa cho 13 nước như trước và mở rộng toàn bộ EU, Úc, NewZeland…", ông Nam cho hay .
TS Trần Đình Thiên – Thành viên Hội đồng Tư vấn Kinh tế Chính phủ đánh giá lĩnh vực hàng không, du lịch mặc dù bị tàn phá trong 2 năm đã có sức chịu đựng tốt, đứng dậy nhanh. Nhưng cần có thêm những điểm mới, độc đáo để bứt phá mạnh mẽ, từ đó mới đủ sức cạnh tranh khi các quốc gia lân cận đồng loạt mở cửa.
"Ngành du lịch và hàng không như là mũi tiên phong, ngành mũi nhọn để kéo thế giới tới Việt Nam và kéo Việt Nam ra thế giới, đồng thời là mô hình cho các ngành khác mở cửa" - ông Thiên nhấn mạnh.
Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - cho biết sắp tới sẽ có nhiều chương trình kích cầu du lịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải thích ứng, khai thác công nghệ, hỗ trợ làm sao để khách có du khách tốt nhất. "Hành khách bây giờ hướng tới việc di chuyển gọn gàng nhưng trải nghiệm phải sâu, an toàn cho sức khỏe. Từ nhu cầu du lịch an toàn người ta tìm đến những sản phẩm an toàn. Các trải nghiệm phải đủ để khách du lịch có những trải nghiệm mĩ mãn nhất", ông Siêu nhấn mạnh.
Mong chờ đường bay Việt Nam đến CH Séc
Bà Martina Saitlova - Trưởng phòng lãnh sự Cộng hoà Séc tại Việt Nam chia sẻ CH Séc nói riêng và EU nói chung đã đóng cửa trong 2 năm qua và rất mong được mở cửa lại và chào đón du khách tới CH Séc. Đặc biệt mong chờ có những chuyến bay thẳng giữa Hà Nội và Praha (Thủ đô của CH Séc).
"Người dân Séc rất yêu thích các nước Đông Nam Á và đặc biệt yêu thích Việt Nam. Có đường bay thẳng, khách sẽ bay được đến nhiều địa điểm và tiết kiệm thời gian bay hơn" - bà Martina Saitlova nói.
TTO - Theo nhiều doanh nghiệp, cổng trường đã mở đón hàng triệu học sinh là bài học cho thấy cũng phải thay đổi cách phòng chống dịch với ngành du lịch, chậm nữa sẽ mất cơ hội.
Xem thêm: mth.52503657142202202-dsu-it-1-ev-uht-naut-2-uc-ed-hcil-ud-hcahk-nod-auc-om-mos/nv.ertiout