vĐồng tin tức tài chính 365

Người bán 'gặp họa' khi bên mua xe không sang tên đổi chủ

2022-02-25 06:06

Anh Tùng, ở TP HCM, cho hay bán xe tại một cửa hàng buôn xe cũ, có ký công chứng ủy quyền để người mua có thể làm thủ tục sang tên, không cần "chủ cũ" đi cùng.

Một năm sau, ngày 6/2, anh nhận thông báo của Phòng CSGT Cà Mau, xác định người sử dụng xe "không chấp hành hiệu lệnh đèn giao thông". Anh được yêu cầu ngày 14/2 mang giấy tờ của phương tiện đến giải quyết.

Anh Tùng rất bất ngờ trước thông báo này, "cứ nghĩ ký ủy quyền rồi, người mua xe sẽ tự làm thủ tục sang tên". Hiện, anh phải cất công đi xin trích lục giấy ủy quyền, dự định nộp cho công an để chứng minh không còn sở hữu, không "vượt đèn đỏ".

Cũng bị CSGT triệu tập vì "xe đã bán", anh Hưởng, ở Thanh Hóa, kể bán xe máy cho người quen vào năm 2021, dặn kỹ phải sang tên đổi chủ nhưng người này chưa làm. Gần đây, anh nhận yêu cầu đến trụ sở cảnh sát giải quyết vì chiếc xe này vượt đèn đỏ, bị camera ghi lại.

Anh Hưởng sau đó phải gọi người mua cùng tới cơ quan cảnh sát giao thông làm việc.

Anh Tùng bị triệu tập vì chiếc xe đã bán vi phạm luật giao thông. Ảnh: NVCC

Anh Tùng bị triệu tập vì chiếc xe đã bán vi phạm luật giao thông. Ảnh: NVCC

Luật sư Đặng Xuân Cường (Công ty Luật TAT Law Firm) cho hay, người mua, bán xe không sang tên đối diện nhiều rủi do, cả về hành chính, dân sự và hình sự.

Với người mua xe, Thông tư 58/2020 của Bộ Công an quy định họ phải làm thủ tục sang tên trên giấy đăng ký nếu không sẽ bị xử phạt. Mức phạt được quy định tại Nghị định 100/2019, mua bán xe máy 400.000-600.000 đồng với cá nhân, 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng với tổ chức.

Nếu mua bán ôtô không sang tên, mức phạt cao hơn, từ 2 đến 4 triệu đồng với cá nhân và 4-8 triệu đồng với tổ chức.

Việc "không sang tên" còn đồng nghĩa với không nộp thuế trước bạ nên người mua có thể bị xử lý về việc này, nhất là khi mua ôtô giá trị lớn. Hành vi này có mức phạt tối đa 50 triệu đồng.

Theo các Nghị định 140/2016 và 20/2019, phí trước bạ phải được nộp trong 30 ngày, kể từ ngày ký thông báo của cơ quan thuế. Nếu quá hạn, người mua xe phải nộp thuế cộng thêm tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày.

Với người bán xe không cùng bên mua làm thủ tục sang tên, họ có thể đối mặt rủi do lớn nếu phương tiện gây tai nạn hoặc liên quan vi phạm như gây tai nạn, buôn lậu, chuyển hàng cấm... Trường hợp này, người bán chắc chắn bị triệu tập làm việc.

Người bán xe có thể cung cấp tài liệu cho cơ quan điều tra thể hiện mình không còn sở hữu, không điều khiển phương tiện nữa nhưng vẫn có thể bị liên đới về mặt dân sự.

Cụ thể, Điều 440 Bộ luật Dân sự quy định, với hợp đồng mua, bán tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, bên bán "chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký". Vì vậy, người bán xe nếu không yêu cầu bên mua sang tên ngay, vẫn có thể phải bồi thường khi "xe trên giấy tờ của mình" gây thiệt hại.

Luật sư Cường khuyên, người bán xe phải yêu cầu bên mua làm thủ tục sang tên đổi chủ, nếu không cần thông báo với cơ quan công an nơi đăng ký xe về việc đã chuyển nhượng nhằm tránh rủi do về sau.

Với các trường hợp đã bán xe, không sang tên và bị triệu tập vì phương tiện này "dính phạt nguội", luật sư Cường cho rằng người bán cần xuất trình các giấy tờ mua bán hoặc cho tặng làm căn cứ chứng minh xe giờ là của người khác, bản thân không liên quan, không điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông.

* Tên nhân vật đã thay đổi.

Song Minh

Xem thêm: lmth.9751344-uhc-iod-net-gnas-gnohk-ex-aum-neb-ihk-aoh-pag-nab-iougn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người bán 'gặp họa' khi bên mua xe không sang tên đổi chủ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools