vĐồng tin tức tài chính 365

Đưa 7,5 triệu hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử: Mở cánh cửa "chốt đơn" xuyên quốc gia

2022-02-25 07:40

Nhằm đẩy nhanh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, sáng 25/2 tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai thỏa thuận hợp tác và kế hoạch phối hợp năm 2022 giữa hai đơn vị.

 

Khi người nông dân chuyển đổi số

Theo ông Nguyễn Kiên Cường, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, từ nay đến năm 2025, Hội Nông dân Việt Nam và Bưu điện Việt Nam sẽ tập trung phối hợp thực hiện 5 nhiệm vụ chính: Tuyên truyền, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm; triển khai chuỗi cung ứng các hàng hóa, nông sản nông nghiệp an toàn, chất lượng cao của các hội viên, nông dân; xây dựng và phát triển chuỗi sản xuất giá trị bền vững gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia; phát triển lực lượng cộng tác viên, đại lý bán hàng; Bưu điện Việt Nam cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ưu đãi cho Hội Nông dân Việt Nam, cán bộ, hội viên, nông dân, các chi, tổ hội nghề nghiệp, câu lạc bộ nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã với chính sách ưu đãi.

 

 

Xu hướng thị trường - Đưa 7,5 triệu hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử: Mở cánh cửa 'chốt đơn' xuyên quốc gia

Năm 2021, Bưu điện Việt Nam đã hỗ trợ 2,7 triệu hộ nông dân lên sàn Postmart.vn.

Năm 2022, Hội Nông dân Việt Nam và Bưu điện Việt Nam đặt mục tiêu rà soát, hỗ trợ 7,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp cập nhật thông tin lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Đây không chỉ là các hộ sản xuất kinh doanh điển hình tại hơn 10.600 xã, phường trên cả nước mà còn là các hội viên Hội nông dân, chi (tổ) hội nghề nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp….

Hơn 7,5 triệu hộ sẽ được Bưu điện Việt Nam miễn phí toàn bộ các loại chi phí lên sàn. Đồng thời được nhân viên Bưu điện hỗ trợ đăng ký các công cụ thanh toán điện tử kèm theo các chính sách đào tạo, tập huấn, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khẳng định sự hợp tác với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam  rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay, bởi mục tiêu chung của cả hai bên đều hướng tới là hỗ trợ người dân chuyển đổi số, phát triển kinh tế. 

Bưu điện Việt Nam sẽ tập trung rà soát, cập nhật các thông tin của hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử cũng như giúp bà con nông dân, hợp tác xã nông nghiệp chủ động sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông sản.

"Hiện nay, Bưu điện Việt Nam đã có kế hoạch kết nối với các sàn thương mại điện tử của Bưu chính các nước như Nhật, Singapore và một số nước trong khu vực. Sản phẩm của khi đưa lên sàn Postmart.vn sẽ được link vào các sàn thương mại điện tử của các quốc gia trong khu vực, tiến tới mở rộng ra các nước phát triển. Bưu điện Việt Nam cũng sẽ bổ sung thêm các tiện ích trên sàn Postmart.vn để đảm bảo việc giao lưu, tiêu thụ hàng hóa của người dân được thuận tiện hơn," ông Chu Quang Hào cho biết.

Ông Hào cho biết thêm, năm 2021, Bưu điện Việt Nam đã thực hiện chuyển phát, vận chuyển logistics nông sản ra thế giới, đặc biệt là các thị trường Nhật Bản, Đức, Australia, châu Âu và đã có thành công bước đầu.

Do đó, đối với những sản phẩm có thương hiệu và chất lượng tốt, các hộ sản xuất nông nghiệp hoàn toàn có thể tính tới các bài toán xuất khẩu nông sản ra các thị trường, qua đó nâng tầm nông sản Việt trên thị trường quốc tế. 

Xu hướng thị trường - Đưa 7,5 triệu hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử: Mở cánh cửa 'chốt đơn' xuyên quốc gia (Hình 2).

Nhiều hoạt động sẽ được triển khai để giúp các hộ nông dân làm quen với cách thức bán hàng mới.

Sắp tới, Bưu điện Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư hệ thống kho lạnh tại các vùng miền. Khi có hệ thống này, hoa quả, sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản,.. sẽ được đảm bảo về mặt chất lượng và sẽ thực hiện đúng nguyên tắc bán trái địa bàn, trái mùa, trái vụ song vẫn đảm bảo được giá trị sản phẩm.

Gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

Không dừng lại ở đó, Bưu điện Việt Nam cũng sẽ liên kết với các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư, phát triển công nghệ chế biến nông sản để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nhằm gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, hai đơn vị cũng sẽ nghiên cứu hợp tác xây dựng chuỗi điểm bán hàng nông sản tại các địa điểm cố định có nhiều tiềm năng của cả hai đơn vị.

Theo đó Hội Nông dân Việt Nam và Bưu điện Việt Nam từ cấp Trung ương đến các tỉnh, thành phố, huyện, thị sẽ đồng loạt vào cuộc để phối hợp chặt chẽ triển khai các chương trình kết nối, tiêu thụ nông sản cho hộ sản xuất đồng thời trên cả 2 kênh online (sàn Postmart.vn) và Offline (hệ thống điểm bán hàng)

Chốt đơn xuyên quốc gia 

Năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát, chiến dịch đưa nông sản lên sàn TMĐT, bán trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời mang tính “giải cứu”, mà trở thành con đường tiêu thụ nông sản một cách bền vững.

Thực tế cho thấy, với 350.000 tấn vải thiều thu hoạch ở Hải Dương và Bắc Giang, gần đây, đặc sản này được đưa lên sàn một cách chuyên nghiệp. Nông dân được nhân viên các sàn Vỏ Sò, Postmart trực tiếp hướng dẫn.

Tại Bình Phước, HTX Thương mại - Dịch vụ Phước Thiện có sản lượng mít ruột đỏ thu hoạch từ 1.000 ha, được tiêu thụ với giá 40.000 đồng/kg. Trong khi nhiều địa phương đang ùn ứ nông sản, giá rớt thảm thì HTX này còn ký được hợp đồng xuất khẩu khối lượng lớn với một công ty tại Hà Lan, thông qua sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Đến nay, 30-50% các sản phẩm mít, vú sữa, xoài... của HTX được tiêu thụ trực tuyến. Phần lớn các đơn hàng được chốt theo hình thức bán buôn.

Chị Đỗ Thị Vân và anh Hà Quang Thành - hai nông dân trồng vải ở Lục Ngạn - lần đầu tiên trải nghiệm livestream bán hàng trên facebook. Hơn 40 phút, hai “KOL” nghiệp dư này đã dẫn dắt 30.000 người xem đi tham quan vườn trồng vải thiều Lục Ngạn của gia đình và hơn 8 tấn vải thiều được chốt mua.

Trao đổi với Vietnamnet, Ông Chu Quang Hào - đại diện Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, cho hay có sự thay đổi chóng mặt trên sàn Vỏ sò (Viettel Post) và Postmart (VnPost), khi quả vải thiều được đưa lên.

Số lượng bà con nông dân lên sàn tăng đột biến, mỗi ngày lên tới hàng trăm nghìn thay vì chỉ vài nghìn người như trước. Chỉ 2 tuần đầu tháng 6/2021, có tới 4,6 triệu lượt truy cập tìm hiểu về sản phẩm vải thiều, với 36.000-37.000 đơn đặt hàng/ngày.

Tại Bắc Giang, qua các sàn TMĐT, hơn 1 triệu đơn hàng vải thiều được chốt. Lượng vải bán trên sàn tăng gấp 5 lần kịch bản đề ra. Còn ở Hải Dương, đặc sản vải thiều của tỉnh được biết đến rộng rãi, giúp nông dân có vụ mùa thắng lợi với doanh thu 1.400 tỷ đồng.

Thời điểm cuối tháng 7, đầu tháng 8, giãn cách xã hội ở các tỉnh phía Nam, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chợ truyền thống, chợ đầu mối bị phong toả, nông sản khắp nơi ùn ứ. Bấy giờ, TMĐT trở thành kênh bán hàng chính, cả bán lẻ và bán buôn. Tuy là một sàn quy mô nhỏ của Tổ Công tác 970 (Bộ NN-PTNT), nhưng đã kết nối mua bán được hàng trăm ngàn tấn nông sản. Sàn còn chốt được những đơn hàng 1.000-2.000 tấn thuỷ sản cho đối tác nước ngoài.

Với combo nông sản bán lẻ cho người dân TP.HCM, sàn này cũng tiêu thụ cả 1.000 tấn nông sản/ngày. Có thời điểm, sàn liên tục bị “sập” do lượng truy cập tăng vọt.

Hương Anh (tổng hợp) 



Xem thêm: lmth.702445a-ut-neid-iam-gnouht-nas-nel-nad-gnon-oh-ueirt-57-aud/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đưa 7,5 triệu hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử: Mở cánh cửa "chốt đơn" xuyên quốc gia”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools