vĐồng tin tức tài chính 365

Xây dựng nghị định về gói hỗ trợ lãi suất: Cơ hội cho doanh nghiệp bứt tốc

2022-02-25 14:37

Mục tiêu của nghị định này hướng tới tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khôi phục kinh doanh. Điều này mở ra cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp bứt tốc phục hồi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hỗ trợ đến hết năm 2023

Dự thảo Nghị định về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được xây dựng trên quan điểm cụ thể hóa Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Nghị quyết 43 có nội dung về chính sách hỗ trợ lãi suất (2%/năm), tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực.

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43. Trong đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước trong quý I/2022 chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay từ ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Chia sẻ về nội dung liên quan đến gói hỗ trợ 2% lãi suất, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, gói hỗ trợ lãi suất dự kiến triển khai trong 2 năm 2022 - 2023, tương đương với quy mô dư nợ khoảng 1 triệu tỷ đồng mỗi năm. Các trường hợp được hỗ trợ bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi. Ông Tú cũng cho biết thêm, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, gia tăng các gói vay ưu đãi hỗ trợ các nhóm khách hàng bị ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh.

Việc hỗ trợ lãi suất phải đáp ứng mục tiêu giảm bớt chi phí kinh doanh, tạo công việc làm cho người lao động.

Cụ thể hóa các đối tượng được thụ hưởng

Theo dự thảo tờ trình Chính phủ, việc ban hành nghị định thể hiện sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giúp các đối tượng này được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất rẻ hơn. Mục tiêu là giúp giảm bớt chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động và góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo nền tảng và động lực phát triển nền kinh tế.

Phương thức hỗ trợ lãi suất dự kiến được thực hiện thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi. Nhóm ngân hàng thương mại thực hiện chính sách là nhóm chủ lực trong cho vay đối với nền kinh tế, với quy mô dư nợ chiếm 94% tổng dư nợ cho vay của hệ thống tổ chức tín dụng. Quy trình vay được dự thảo nghị định đề xuất thực hiện theo quy định hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Đối tượng khách hàng vay được xác định căn cứ Nghị quyết 43, Nghị quyết 11 và đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng… Theo đó, một số ngành cơ bản được xác định là hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp chế biến, chế tạo (đã bao gồm máy móc, trang thiết bị, thuốc, hóa dược, dược liệu). Các ngành khác cũng nằm trong nhóm đối tượng vay là xuất bản phần mềm; lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; hoạt động dịch vụ thông tin; xây dựng cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua…

Việc hỗ trợ lãi suất thực hiện trên cơ sở đề nghị của khách hàng và chấp thuận của ngân hàng thương mại tại thời điểm giải ngân khoản vay hoặc thời điểm ký kết thỏa thuận cho vay.

Khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay bằng đồng Việt Nam, được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 11/1/2022 đến ngày 31/12/2023, sử dụng vốn đúng mục đích. Theo đó, dự thảo chỉ quy định khống chế thời gian giải ngân mà không giới hạn thời gian ký kết thỏa thuận cho vay; trong đó, các khoản vay cũ (đã ký hợp đồng trước đó) mà giải ngân trong khoảng thời gian này vẫn được hỗ trợ lãi suất đối với dư nợ phát sinh sau ngày 11/1/2022./.

Các nguyên tắc cơ bản về hỗ trợ lãi suất

Dự thảo nghị định quy định các nguyên tắc hỗ trợ lãi suất, trong đó, có một số nội dung trích xuất từ Nghị quyết 43.

Ngoài ra, một số nguyên tắc khác được quy định cụ thể thêm như: Công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh trục lợi chính sách; ngân sách nhà nước bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí cấp bù lãi suất; ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất đảm bảo đúng quy định, tạo thuận lợi cho khách hàng; khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có trách nhiệm trong việc phối hợp với ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất.

Ngân hàng thương mại dừng hỗ trợ lãi suất đối với các khoản giải ngân sau thời điểm 31/12/2023 hoặc khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính thông báo tổng số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đạt tối đa 40.000 tỷ đồng, tùy theo thời điểm nào đến trước.

Xem thêm: lmth.95201000042210202--taus-ial-ort-oh-iog-ev-hnid-ihgn-gnud-yax/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xây dựng nghị định về gói hỗ trợ lãi suất: Cơ hội cho doanh nghiệp bứt tốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools