Chiều 25/2, đồng ruble đã tăng 0,7% so với đồng USD, giao dịch ở mức 84,72 ruble/USD, sau khi chạm mức thấp kỷ lục là 89,60 ruble/USD trong phiên giao dịch đầy biến động trước đó.
So với đồng euro, đồng ruble tăng 0,5%, giao dịch ở mức 94,78 ruble/euro, sau khi cũng chạm mức thấp nhất mọi thời đại là 101,03 ruble/euro trên thị trường liên ngân hàng vào phiên trước.
Đồng ruble suy yếu sau căng thẳng Nga - Ukraine gia tăng, dự kiến sẽ làm giảm mức sống của người dân Nga và làm nghiêm trọng thêm tình trạng lạm phát vốn đã ở mức cao gần 9% của nước này. Điều đó thúc đẩy những hành động từ Ngân hàng trung ương Nga (CRB).
CRB hiện có thể giải quyết cuộc khủng hoảng này bằng cách tăng lãi suất ngoài kế hoạch như đã làm vào cuối năm 2014, khi họ quyết định tăng lãi suất chủ chốt từ 10,5% lên 17% trong bối cảnh đồng ruble giảm mạnh.
CRB, với mục tiêu lạm phát ở mức 4%, đã công bố kế hoạch bán ngoại tệ để hỗ trợ đồng ruble khỏi đà giảm sâu. Ngân hàng này cũng đã bắt tay vào các biện pháp can thiệp để duy trì sự ổn định tài chính của Nga lần đầu tiên kể từ năm 2014.
Thị trường cũng đang phản ứng trước các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây đối với Nga. Các biện pháp trừng phạt có thể khiến Nga bị loại khỏi Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT), hoặc hạn chế việc xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga.
Dù vậy, các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Nga có thể gặp khó khăn do các biện pháp trừng phạt trong thời gian dài.
Xem thêm: mth.22965210252202202-cul-yk-paht-cum-ut-ioh-cuhp-agn-auc-elbur-gnod/nv.zibmanteiv