vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyện lạ đời: Vì sao doanh nghiệp sản xuất thuốc chống Covid đầu tiên trên sàn chứng khoán lại lãi thấp nhất trong vòng

2022-02-26 09:35

Trước tình hình dịch Covid vẫn đang diễn biến phức tạp, ngày 17-2, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cho biết đã cấp giấy phép lưu hành có điều kiện cho thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir cho 3 công ty dược của Việt Nam.

Ba công ty trong nước đầu tiên được cấp phép sản xuất thuốc kháng virus điều trị bệnh nhân Covid-19 là: Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm VN, Công ty CP Dược phẩm Boston Việt Nam, Công ty CP Hoá - Dược phẩm Mekorpha.

Trong 3 đơn vị được cấp phép khẩn cấp này, Công ty cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar (MKP) là doanh nghiệp duy nhất đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Mekorphar được thành lập từ năm 1975, tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 24 - thành viên của Tổng công ty Dược Việt Nam. Công ty hoạt động chủ yếu sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu dược phẩm, dược liệu, hóa chất...

Mekophar được cổ phần hóa từ 2001, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vào năm 2010. Hai năm sau, doanh nghiệp này hủy niêm yết để tái cơ cấu cổ đông, loại bỏ 4,7% vốn thuộc sở hữu nước ngoài. Nhờ đó, Mekophar mới đủ điều kiện theo quy định pháp luật để mở rộng sang lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dược phẩm. Đến năm 2017, MKP đăng ký giao dịch trở lại trên sàn UPCoM.

Kết quả kinh doanh năm 2021 của công ty khá đáng thất vọng khi doanh thu giảm 7% nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm tới 58%, tương đương giảm hơn 33 tỷ đồng so với năm 2020.

Nguyên nhân chủ yếu nằm ở giá vốn hàng bán tăng, cụ thể tỷ lệ giá vốn/doanh thu tăng từ 79% năm 2020 lên 81% năm 2021. Điều này được công ty lý giải do các chi phí cấu thành sản xuất bao gồm tiền lương nhân viên và giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao trong tình hình dịch bệnh.

Ngành dược Việt Nam nói chung gặp khó khăn khi 90% nguyên liệu sản xuất là nhập khẩu. Nhiều năm qua, Trung Quốc liên tiếp đóng cửa lượng lớn nhà máy nên giá nguyên liệu leo thang, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Đây trở thành bất lợi khá lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc khi đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và trở thành "ẩn số" khi nhà đầu tư muốn dự đoán kết quả kinh doanh của công ty.

Điều này được minh chứng khi nhìn vào lịch sử diễn biến doanh thu - lợi nhuận trong vòng 10 năm trở lại đây, lợi nhuận trước thuế của công ty không đồng pha tăng/giảm với doanh thu. Điển hình như năm 2019, mặc cho doanh thu tăng trưởng 5% so với năm 2018, nhưng lợi nhuận lại giảm đến 35%.

Không phải cứ sản xuất thuốc trong thời Covid là giàu - Doanh nghiệp sản xuất thuốc chống Covid đầu tiên trên sàn chứng khoán lãi thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây - Ảnh 1.

Điều đáng nói là trong tình hình dịch bệnh, hoạt động kinh doanh của công ty dược thường được giới đầu tư kỳ vọng sẽ "hái ra tiền" nhưng năm 2020, 2021 lần lượt lại là hai năm công ty có mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng một thập kỷ nay.

Ngoài lợi nhuận đáng thất vọng, thì lưu chuyển tiền thuần trong năm 2021 của công ty cũng âm hơn 71 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính âm hơn 55 tỷ đồng, trong khi năm 2020 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương hơn 211 tỷ đồng.

Trái ngược với lợi nhuận không ổn định và có xu hướng giảm dần, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty lại tăng lên qua các năm.

Không phải cứ sản xuất thuốc trong thời Covid là giàu - Doanh nghiệp sản xuất thuốc chống Covid đầu tiên trên sàn chứng khoán lãi thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây - Ảnh 2.

Đến cuối năm 2021, tổng tài sản của công ty tăng lên 9% so với đầu năm, trong đó đáng chú ý hàng tồn kho tăng thêm 108 tỷ đồng.

Lượng hàng tồn kho của công ty tăng mạnh nhất ở khoản mục "Nguyên vật liệu" (tăng hơn 90 tỷ đồng so với đầu năm) cho thấy công ty đã có sự chủ động trong việc dự trữ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc.

Cũng theo BCTC quý 4 của công ty, nợ vay trung dài hạn tại thời điểm cuối năm 2021 tăng hơn 3,6 lần, lên 85 tỷ đồng. Tại ngày cuối năm 2021, công ty không có nợ vay ngắn hạn. Được biết, tổng hạn mức các Ngân hàng hiện đang cấp cho công ty là 251 tỷ đồng.

Cụ thể: Ngân hàng TMCP Đầu tư và PT Việt Nam 160 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh 7: 40 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Sài Gòn: 51 tỷ đồng.

Với các chỉ số thanh toán được bảo đảm, hệ số nợ vay tương đối thấp, công ty đủ nguồn lực tài chính an toàn để sản xuất và phát triển. Việc nên chăng là cơ cấu lại giá thành để có được mức lợi nhuận tương xứng với quy mô khi mà hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE của công ty đang trên đà giảm.

Không phải cứ sản xuất thuốc trong thời Covid là giàu - Doanh nghiệp sản xuất thuốc chống Covid đầu tiên trên sàn chứng khoán lãi thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây - Ảnh 3.

http://tintuc.vdong.vn/02/1245995.htm

An Vũ

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.35193936152202202-yad-ial-ort-man-01-gnov-gnort-tahn-paht-ial-ial-naohk-gnuhc-nas-nert-neit-uad-divoc-gnohc-couht-taux-nas-peihgn-hnaod-oas-iv-iod-al-neyuhc/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyện lạ đời: Vì sao doanh nghiệp sản xuất thuốc chống Covid đầu tiên trên sàn chứng khoán lại lãi thấp nhất trong vòng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools