Đã 9 ngày qua từ khi dương tính với Covid-19, anh Nguyễn Mạnh L. 45 tuổi, Hà Đông, Hà Nội cho biết tốn gần 3 hộp test nhanh để test cho cả nhà.
Ngày 14/2, cả gia đình anh L. nhận được thông báo nhà bà ngoại đã có người dương tính Covid-19. Cách đó 3 ngày mọi người vẫn ăn uống, đi chơi cùng nhau, khả năng dương tính chắc là cao. Ngay lập tức, anh L. xét nghiệm test nhanh cho 4 thành viên trong gia đình, lần lượt anh và con trai út dương tính. Sau đó, vợ và con gái sang phòng riêng ở. Ngày nào anh cũng test để xem bao giờ âm tính, thậm chí sáng test, trưa test và tối cũng test.
Ngày nào cũng test cho tất cả mọi người xem ai dương, ai âm trước để không phải cách ly. Đến nay, anh là người dương tính đầu tiên trong gia đình nhưng vẫn chưa âm tính.
Không riêng gì anh L., BS Trần Văn Phúc, BV Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho biết, qua những bệnh nhân anh theo dõi tại nhà có những bệnh nhân ngày test đến 3 lần sáng, trưa, tối.
Bệnh nhân hôm nào cũng test để xem vạch T nhạt hơn chưa và khi nào thì âm tính. Một người dương tính thì cả nhà đều test liên tục. Có triệu chứng test, không triệu chứng cũng test, thậm chí có gia đình chẳng ai nhiễm nhưng test thường xuyên vì sợ hãi Covid-19.
BS Phúc lo ngại tình trạng test nhiều có thể khiến thị trường kit test khan hiếm vì thực tế ở các nước trên thế giới khi biến chủng Omicron xuất hiện thì đã có hiện tượng khan hiếm kít test.
F0 xét nghiệm bao nhiêu lần thì đủ?
Theo BS Phúc, những quốc gia giàu có về tiền bạc với nền y tế cự kì phát triển, nhưng khi đối mặt với biến thể Omicron, đang rơi vào khủng hoảng khan hiếm trầm trọng kit test nhanh Covid-19. Từ Mỹ, đến châu Âu, rồi châu Á như Nhật Bản hay Australia, mặc dù đã lường trước tình huống và có sự chuẩn bị trước, nhưng đều bị thiếu kit test.
Đến nay, Mỹ kêu gọi người dân không xét nghiệm nếu không có triệu chứng. Florida đưa ra chỉ số tin cậy xét nghiệm Covid-19, theo đó chỉ nên test khi kết quả mang lại giá trị cao và ngược lại giá trị thấp thì không cần test.
Ví dụ, xét nghiệm nhóm người cao tuổi mắc bệnh nền, hoặc những bệnh nhân nằm viện nếu dương tính sẽ thay đổi kết quả chẩn đoán và phác điều trị bệnh, những ca có triệu chứng Covid-19 để áp dụng các biện pháp phòng ngừa, thì sẽ được gọi là “giá trị cao” và nên test
Ngược lại, những người khoẻ mạnh không triệu chứng, học sinh và giáo viên trong trường học, công nhân trong nhà máy, nhân viên trong công sở, sẽ được coi là “giá trị thấp” không cần phải test.
BS Phúc cho rằng chúng ta cũng nên làm như vậy, chỉ test những ca có triệu chứng, hoặc test nhằm mục đích chẩn đoán trong bệnh viện như phân biệt giữa viêm phổi do Covid-19 hay do vi khuẩn, test ở những người có nguy cơ mắc Covid-19 sẽ chuyển bệnh nặng.
Với biến thể Omicron, nếu chúng ta cứ tiếp tục test tràn lan như hiện nay, sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng khan hiếm kit test.
Nếu test nhanh nghỉ làm thì các cơ sở sẽ thiếu người lao động, bệnh viện sẽ không đủ người làm việc vì dương tính. Trường học sẽ thiếu giáo viên, các cơ quan công sở thiếu nhân viên, nhà máy sản xuất thiếu công nhân; chỉ test nếu như quy định phải test để bóc tách ca dương tính cách ly.
Theo quy định của Bộ Y tế, F0 sẽ cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xintheo quy định.
Theo Khánh Chi
Infonet
Xem thêm: nhc.62121828062202202-ma-iougn-hnaht-mos-gnom-iv-ihc-hnahn-tset-gnouc-0f/nv.zibefac