Một tòa nhà dân cư bị hư hại do các cuộc pháo kích gần đây ở Mariupol, Ukraine - Ảnh: REUTERS
Phía Nga cho rằng các lực lượng an ninh Ukraine (SBU) đang tăng cường phát tán tin giả nhằm làm mất uy tín quân đội Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự hiện nay.
Cơ quan quốc phòng Nga chỉ đích danh báo Novaya Gazeta, một tờ báo đối lập hàng đầu tại nước này, đang phát tán thông tin giả mạo. Cụ thể, báo này đưa thông tin từ phía Ukraine về việc "Nga tổn thất hàng nghìn quân nhân, hàng trăm xe bọc thép và máy bay bị phá hủy".
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định sẽ tiếp tục cung cấp những thông tin đáng tin cậy về tiến trình hoạt động quân sự đặc biệt của các lực lượng vũ trang Nga, đồng thời kêu gọi tất cả các cơ quan báo chí hãy cảnh giác, không trở thành nạn nhân của những tin giả này.
Cùng ngày, một nguồn tin thuộc cơ quan khẩn cấp của Nga cho hay một số đối tượng không rõ danh tính đã thông báo về nguy cơ nổ tại 2 sân bay Sheremetyevo và Vnukovo, một số chuyến bay, các nhà ga xe lửa và trung tâm mua sắm ở thủ đô Matxcơva.
Nguồn tin này nói rõ qua thư điện tử đã xuất hiện các thông báo ẩn danh rằng thiết bị nổ đã được đặt tại các sân bay Sheremetyevo và Vnukovo, trên các chuyến bay Matxcơva-Yuzhno-Sakhalinsk và Matxcơva-Petropavlovsk-Kamchatsky. Ngoài ra, cũng có thông tin về nguy cơ nổ các nhà ga xe lửa và trung tâm mua sắm.
Nguồn tin nói thêm rằng lực lượng an ninh Nga đã sơ tán trung tâm mua sắm Okhotny Ryad và Columbus để tiến hành rà soát bom mìn. Hiện chưa có thông tin về việc sơ tán các sân bay, nhà ga. Những địa điểm này vẫn hoạt động bình thường trong bối cảnh những biện pháp an ninh đã được tăng cường.
Trước đó, cùng ngày, một nguồn tin đã thông báo về bom được đặt tại sân bay Sheremetyevo. Cũng có thông tin nặc danh rằng một thiết bị nổ đã được đặt tại chi nhánh Ngân hàng Sberbank ở địa chỉ số 22 phố Bratislavskaya, Matxcơva. Kết quả kiểm tra cho thấy những thông tin này là giả.
TTO - Ngày 23-2, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Toán học ứng dụng cho công nghiệp (CeMEAI) thuộc Trường đại học Sao Paulo (USP) tại Brazil đã công bố một nền tảng nhận diện "fake news" (tin giả) với độ chính xác lên tới 96%.