vĐồng tin tức tài chính 365

Giá nông sản tuần qua: Giá lúa biến động nhẹ

2022-02-28 03:41

Cụ thể, lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.600 đồng/kg, giá bình quân là 5.411 đồng/kg, tăng 61 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao nhất 6.950 đồng/kg, trung bình là 6.400 đồng/kg, tăng 70 đồng/kg.

Giá các mặt hàng gạo cũng có sự tăng nhẹ. Gạo 5% tấm có giá cao nhất 9.450 đồng/kg, giá bình quân 9.157 đồng/kg, tăng 164 đồng/kg. Gạo 15% tấm có giá cao nhất 9.250 đồng/kg, giá bình quân 8.933 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg. Gạo 25% tấm có giá cao nhất 9.050 đồng/kg, giá bình quân 8.633 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg. Riêng gạo lứt loại 1 có giá trung bình là 8.342 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg. 

Tại An Giang, một số loại lúa cũng có xu hướng tăng. Cụ thể: OM 18 là 5.800-5.850 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; OM 5451 từ 5.500-5.700 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg. Một số loại lúa khác vẫn giữ ổn định so với tuần trước như: IR 50404 ở mức từ 5.200-5.400 đồng/kg, Đài thơm tám từ 5.600-5.800 đồng/kg, Nàng hoa 5.800 đồng/kg.

Về giá các loại gạo ở An Giang cũng không có sự biến động: Hương lài 19.000 đồng/kg, sóc Thái 18.000 đồng/kg, gạo Nàng nhen 20.000 đồng/kg, Nàng hoa 17.500 đồng/kg, gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài 18.000 đồng/kg; riêng gạo Jasmine từ 14.000-15.000 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; gạo thường 11.000-12.000 đồng/kg.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Phát triển nông thôn Hàn Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã khởi động dự án "Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam". Dự án được thực hiện tại tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hưng Yên, trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2024.

Dự án có mục tiêu, xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển chuỗi giá trị lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Hồng; nâng cao năng lực canh tác lúa hiệu quả trong bối cảnh biến đổi khí hậu tới người nông dân, nhằm nâng cao thu nhập và đảm bảo an ninh lương thực; xây dựng thành công mô hình trình diễn canh tác lúa bền vững, giá trị cao tại tỉnh Thái Bình để nhân rộng ra toàn bộ khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cũng cho biết, Tổng Công ty Thương mại nông thủy sản và lương thực Hàn Quốc (aT) vừa thông báo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng gạo và kế hoạch các đợt đấu thầu nhập khẩu gạo trong năm 2022. Vì vậy, 55.112 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5%.

Đầu tháng 2 vừa qua, Hàn Quốc thông báo mở thầu mua 27.791 tấn gạo từ Việt Nam gồm cả gạo lứt hạt dài và gạo tẻ hạt dài.

Trong nửa đầu năm 2022, các đợt đấu thầu của Hàn Quốc dự kiến sẽ được thông báo vào tháng 1, tháng 2, tháng 4 và tháng 6. Nửa cuối năm 2022, hai hoặc ba đợt đấu thầu dự kiến sẽ được tổ chức thêm tùy thuộc vào tình hình trong nước. Trong đợt đấu thầu vào tháng 1/2022, Hàn Quốc không triển khai nhập khẩu gạo có xuất xứ từ Việt Nam.

Trong khi thị trường lúa gạo trong nước có sự tăng nhẹ thì trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu tại Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất một tháng rưỡi trong tuần này do đồng baht suy yếu, trong khi nhu cầu mua vào gạo của nước ngoài gia tăng đã góp phần nâng giá gạo của Ấn Độ- nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được giao dịch ở mức 400 USD/tấn trong tuần này, giảm so với mức từ 410 - 420 USD/tấn của tuần trước. Đồng baht suy yếu xuống 32,68 baht/USD trong phiên 24/2, giảm 1,6% so với mức giá của tuần trước đó và giảm 1,3% so phiên giao dịch ngày 23/2, trước khi Nga tuyên bố thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.

Trong khi đó, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được giao dịch ở mức từ 370-376 USD/ tấn trong tuần này, tăng mức tương ứng từ 368-374 USD/tấn của tuần trước.

Theo thông tin từ Báo Tin tức, nông dân Ấn Độ có khả năng thu hoạch mức kỷ lục 127,93 triệu tấn gạo trong năm nay, so với mức 124,37 triệu tấn đạt được trong năm ngoái.

Tiêu dùng & Dư luận - Giá nông sản tuần qua: Giá lúa biến động nhẹ

Giá các mặt hàng nông sản tại sàn giao dịch Chicago (Mỹ) đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/2, dẫn đầu là lúa mỳ. 

Tại quốc gia láng giềng Bangladesh, giá gạo trong nước vẫn ở mức cao mặc dù mùa thu hoạch diễn ra suôn sẻ và dự trữ ở mức cao. Dự trữ gạo của nước này đã tăng lên 1,7 triệu tấn trong tháng 2/2022.

Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức từ 395- 400 USD/tấn trong tuần này, so với mức 400 USD/tấn của tuần trước.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy 219.000 tấn gạo sẽ được cập cảng Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng Hai này, với phần lớn gạo được chuyển đến Philippines.

Về thị trường nông sản Mỹ, giá các mặt hàng nông sản tại sàn giao dịch Chicago (Mỹ) đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/2, dẫn đầu là lúa mỳ.

Cụ thể, chốt phiên này, giá ngô giao tháng 5/2022 giảm 34,5 xu Mỹ (5%) xuống 6,5575 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn cũng hạ 75 xu Mỹ (8,02%) xuống 7,5975 USD/bushel. Trong khi đó, giá đậu tương giao tháng 5/2022 mất 69,5 xu (4,2%), xuống 15,845 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Giữa bối cảnh sự bất ổn ngự trị trong tất cả các mặt từ chính trị cho tới thương mại quốc tế, sự biến động của thị trường vẫn mạnh mẽ khi các nhà giao dịch ngũ cốc đang cố gắng xác định xung đột giữa Nga và Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với dòng chảy và giá ngũ cốc thế giới.

Sản lượng đậu tương Nam Mỹ tiếp tục giảm, khi thị trường hiện đang tập trung vào vụ thu hoạch tại Argentina. Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago duy trì dự báo về tăng giá dài hạn của mặt hàng này mặc dù khách hàng nên chuẩn bị cho một giai đoạn giá cả biến động mạnh kéo dài.

Báo cáo hàng tuần của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, các nhà xuất khẩu Mỹ đã đặt bán 41 triệu bushel ngô vụ cũ vào tuần trước, trong khi xuất khẩu hàng tuần đạt mức cao nhất kể từ đầu năm nay là 74 triệu bushel.

Doanh số bán lúa mỳ vụ cũ của Mỹ cũng ở mức cao nhất trong 4 tuần là 19 triệu bushel, và doanh số bán lúa mì vụ mới ở mức cao nhất trong năm nay là 6 triệu bushel. Trong khi đó, xuất khẩu đậu tương hàng tuần của Mỹ ở mức cao nhất trong 3 tuần là 46 triệu bushel.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới cho thấy khu vực phía Nam Brazil và phía Đông Argentina sẽ có lượng mưa tốt. Tuy nhiên, dự kiến mưa chỉ hạn chế đối với phần lớn các vùng trồng trọt của Argentina, trong khi các vùng trồng trọt ở miền Trung Brazil sẽ vẫn khô hạn. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc thu hoạch đậu tương đang diễn ra tại Brazil, nhưng vẫn là mối đe dọa đối với phần lớn các vùng trồng trọt của Argentina.

Giá cà phê thế giới cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London sụt giảm. Cụ thể, giá cà phê Robusta giao tháng 5/2022 giảm 1 USD, xuống 2.178 USD/tấn và loại có kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6 USD, còn 2.157 USD/tấn.

Tiêu dùng & Dư luận - Giá nông sản tuần qua: Giá lúa biến động nhẹ (Hình 2).

Tại Việt Nam, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 100 đồng. 

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York lại tăng. Giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 0,75 xu, lên 238,65 xu/lb và loại có kỳ hạn giao tháng 7/2022 cũng tăng 0,30 xu, lên 237,20 xu/lb (1 lb = 0,4535 kg).

Tại Việt Nam, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 100 đồng, xuống dao động trong khung  39.600 – 40.100 đồng/kg.

Các thị trường cà phê kỳ hạn vừa có phiên điều chỉnh nhẹ với mức tăng giảm trái chiều. Giá cà phê Robusta nối tiếp xu hướng giảm trước đó với áp lực bán hàng vụ mới từ các quốc gia sản xuất lớn, trong khi giá cà phê Arabica tăng là điều thường diễn ra ngay sau phiên đã giảm rất mạnh trước đó.

Trong khi đó, thông tin Nga muốn đàm phán với Ukraine đã giúp hầu hết các thị trường đảo chiều hồi phục sau cơn hoảng loạn của các giới đầu tư ngày hôm trước, khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine và công nhận độc lập của hai vùng tự trị tại nước này.

Đáng chú ý là áp lực bán cà phê vụ mới kết hợp với lo ngại rủi ro khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng mức lãi suất cơ bản vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu trên các thị trường cà phê phái sinh trong ngắn và trung hạn.

Tháng 1/2022, xuất khẩu cà phê tăng mạnh

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 1/2022, cả nước xuất khẩu 163.324 tấn cà phê (tương đương 2,72 triệu bao), tăng 3,6% so với tháng 12/2021.

Cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hiện đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil), có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Bỉ, Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, tuy giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020. Đáng chú ý, tháng 12/2021, giá cà phê xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2017.

Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp tục khả quan nhờ nguồn cung dồi dào, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao. Còn theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), niên vụ 2021 - 2022, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo đạt 31,1 triệu bao, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi đã hỗ trợ năng suất.

Cà phê là một trong những đồ uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), niên vụ 2020/21, khoảng 167,3 triệu bao (60kg) cà phê được tiêu thụ trên toàn cầu, tăng so với 164,1 triệu bao niên vụ 2019/2020. Còn theo báo cáo nghiên cứu thị trường, giai đoạn 2021 - 2025, thị trường cà phê toàn cầu tăng trưởng bình quân 7,6%.

Các yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê phát triển như gia tăng dân số tiêu thụ cà phê ngoài gia đình, đô thị hóa nhanh chóng, tăng doanh số bán lẻ thương mại điện tử, tăng thu nhập thế hệ Z, tăng sở thích cà phê hòa tan, nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản và tăng tiêu thụ cà phê nhân ở các nền kinh tế mới nổi dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường.

Năm 2022, theo số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà phê tới 5 thị trường hàng đầu thế giới (Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Canada, Italy).

Để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường này, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành cà phê cần chú trọng đến khâu truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực sản xuất. Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần có sự thay đổi, giảm xuất khẩu cà phê nhân thô, đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan. Hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được chú trọng, giúp quảng bá và kết nối sản phẩm cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Hương Anh (tổng hợp) 

Xem thêm: lmth.255445a-ehn-gnod-neib-aul-aig-auq-naut-nas-gnon-aig/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá nông sản tuần qua: Giá lúa biến động nhẹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools