Trước đó, một loạt NH đã điều chỉnh phí tin nhắn SMS, tính theo số lượng tin nhắn trong tháng của khách hàng thay vì cố định như trước đây (Báo Phụ Nữ TPHCM đã thông tin). Nhiều khách hàng đã phản ánh sự không đồng tình với mức phí mới quá cao, từ mức bình quân 10.000 - 12.000 đồng/tháng đã tăng lên 50.000 - 80.000 đồng/tháng.
Ngay khi các ngân hàng "thả nổi" phí SMS Banking, nhiều khách hàng đã hủy luôn dịch vụ này - Ảnh minh họa |
Đại diện các nhà mạng cho rằng, việc áp dụng mức phí 700-800 đồng/tin nhắn cao hơn mức phí đối với cá nhân là do các nhà mạng phải đầu tư trang thiết bị và công nghệ, với kinh phí lớn để tăng độ bảo mật, tốc độ… nên giá thành của tin nhắn cao hơn. Đại diện Viettel đã đưa ra giải pháp tính phí trọn gói từ 10.000 - 11.000 đồng/tháng cho một khách hàng sử dụng dịch vụ SMS của NH và không giới hạn số lượng SMS trong tháng… Các nhà mạng cùng các NH đã đồng thuận giải pháp sẽ tính phí trọn gói để áp dụng cho khách hàng trong thời gian tới. Theo các NH, dù họ là khách hàng lớn của các nhà mạng nhưng bị các nhà mạng tính phí gửi tin nhắn chủ động (thông báo biến động số dư, thông báo giao dịch…) cao gấp hai đến ba lần so với mức phí tin nhắn của cá nhân. Trong năm 2021, có NH đã phải bù lỗ hàng trăm tỷ đồng đối với dịch vụ thông báo biến động số dư. Trong khi các nhà mạng chưa tích cực ngăn chặn tình trạng giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS brandname) của các NH nhằm trộm tiền tài khoản của khách hàng. Tin nhắn giả mạo hiển thị tên các NH, kèm nội dung chứa đường link giả mạo. Nếu truy cập, chủ tài khoản sẽ mất thông tin, bị chiếm đoạn tiền. Các NH phải gửi tin nhắn SMS cảnh báo đến khách hàng, tăng thêm chi phí. Mặt khác, do các nhà mạng giới hạn độ dài của các tin nhắn cho nên chỉ với một thông báo biến động số dư của khách hàng thường phải chia thành hai tin nhắn khiến mức phí càng tăng.
Quang Bình
Xem thêm: lmth.0118541a-iog-oeht-gniknab-sms-ihp-hnit-es/nv.moc.enilnounuhp.www